Giới thiệu về Ahrefs
Ahrefs là công cụ SEO được sử dụng nhiều đối với các chuyên gia Digital Marketing và SEOer. Ahrefs giúp ích rất nhiều cho việc lên chiếc lược quảng bá và phát triển doanh nghiệp.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là gì? - Ahrefs là một Big Data tương tự như Google có khả năng phân tích website, phân tích đối thủ, nghiên cứu từ khóa và kiểm tra backlink hiệu quả nhất hiện nay.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, Big Data tập hợp lượng dữ liệu lớn và phức tạp nên các ứng dụng xử lý truyền thống không thể giải quyết được. Mà Ahrefs lại thu thập dữ liệu bằng cách lấy thông tin từ hàng tỷ trang web trên mạng. Con bọ Ahrefs sẽ “đi” khắp internet và thu thập thông tin trên mạng. Cứ khoảng 15 - 30 phút nó lại cập nhật dữ liệu một lần.
Ahrefs dùng để làm gì?
Phần mềm SEO Ahrefs có thể làm các công việc hữu ích đối với quá trình phát triển website như:
-
Xây dựng liên kết (backlinks).
-
Nghiên cứu từ khóa phù hợp cho web.
-
Đưa ra phân tích đối thủ cạnh tranh.
-
Kiểm tra thứ hạng và các vấn đề khác của trang web.
-
Cung cấp nguồn dữ liệu lớn để quản trị viên biết được chất lượng của backlink.
Vì sao các SEOer đều cần đến Ahrefs?
Đối với các SEOer, Ahrefs là phần mềm tiềm năng để bạn phát triển website và tiết kiệm thời gian, công sức không kém những công cụ khác. Cụ thể như:
1. Thực hiện Audit Backlink
Trước khi bạn bắt đầu một chiến dịch SEO mới, Audit Backlink là điều cần làm trước tiên nhất. Nó giúp mọi liên kết trỏ về trang web và giúp bạn phát triển chiến lược phù hợp với website.
Trong khi đó, Ahrefs sẽ cung cấp nguồn dữ liệu “siêu khủng” để giúp Audit Backlink phân tích dữ liệu link profile. Nhờ đó, quản trị viên sẽ biết được chất lượng backlink như thế nào.
2. Tìm link tiềm năng
Dựa vào đối thủ bạn có thể tìm kiếm những thông tin tiềm năng có lợi và loại bỏ các dữ liệu có hại chỉ với công cụ phân tích Ahrefs. Ahrefs sẽ giúp mở rộng nguồn link và lấy các backlink chất lượng nhất từ dữ liệu của đối thủ. Về lý thuyết, bạn có thể trở thành “phiên bản tốt hơn” đối thủ từ những dữ liệu của họ.
Để tìm link đối thủ với Ahrefs, bạn cần thực hiện các bước:
-
Bước 1: Mở Ahrefs Site Explorer và nhập URL đối thủ trong thanh tìm kiếm.
-
Bước 2: chọn vào Backlink profile > Backlinks.
-
Bước 3: chọn dữ liệu backlink của đối thủ, sàng lọc và tối ưu chiến lược.
3. Nghiên cứu từ khóa
Một số SEOer có thể không đánh giá cao khả năng tìm kiếm keyword của Ahrefs. Tuy nhiên, công cụ này vẫn cho ra list từ khóa phù hợp mỗi khi bạn bí ý tưởng content bài viết. Với Ahrefs, SEOer có thể nghiên cứu từ khóa đối thủ với những phân tích sau:
-
Dùng Site Explorer để phân tích đối thủ rồi cho URL vào thanh tìm kiếm.
-
Chọn Organic Search > Organic Keywords.
-
Vậy làm thế nào để chọn từ khóa phù hợp? Rất đơn giản, bạn chỉ cần lọc dựa vào các yếu tố như:
-
Mạnh dạn chọn các từ khóa khó từ website đối thủ uy tín.
-
Ưu tiên từ khóa dài nếu website đối thủ là web mới (hãy lọc kết quả theo search volume và chọn con số từ 100 - 1000 là phù hợp vì nó ít cạnh tranh).
-
Dùng thêm các bộ lọc khác như words.
-
Nhấn vào phần new và theo dõi từ khóa bám sát đối thủ.
-
Tìm top page của đối thủ.
-
Tìm đối thủ qua mục Competing Domains.
-
Dùng Content Gap để tìm từ khóa của đối thủ có xếp hạng cao.
-
Xem từ khóa tương tự với phần Keyword Ideas nằm trong Keyword Explorer.
4. Phân tích từ khóa và đối thủ
Tìm từ khóa thì dễ nhưng tìm được từ khóa chất lượng lại chưa chắc bạn làm được. Vậy ứng dụng phân tích từ khóa và đối thủ của Ahrefs là gì? Bạn chỉ cần làm theo quy trình sau:
-
Chọn vào Keyword Explorer.
-
Điền từ khóa tiềm năng vào trường trống.
-
Tham khảo các chỉ số như: Keyword Difficulty, Search Volume, Paid vs. organic.
-
Kéo đến phần SERP Overview và nhấn vào Export và tải các URL đang được xếp hạng cao.
-
Giữ lại các cột như: URL, backlinks, URL Rating, Referring Domains, Facebook và Domain Rating.
-
Tính trung bình tổng các chỉ số.
-
Dán tên miền hay Target Landing Page vào file kèm theo và so sánh tính hiệu quả của mình với đối thủ trong cùng một từ khóa.
5. Theo dõi từ khóa đối thủ
Ahrefs có thể tăng traffic website bằng cách cho bạn một danh sách từ khóa của đối thủ. Dựa vào đó, bạn có thể dùng các bộ lọc của chính Ahrefs và triển khai bài viết theo các từ khóa tiềm năng nhất của đối thủ.
6. Theo dõi tổng Organic Visibility
Đối với việc SEO web, KPI quan trọng nhất là Traffic Organic ở dữ liệu Google Analytics. Ngoài GA, SEOer còn có thể theo dõi số liệu của Total Organic Keywords chỉ với Ahrefs.
7. Quản lý thương hiệu
Ahrefs sẽ gửi thông báo cho quản trị viên nếu có người dùng nào đó nhắc đến từ khóa hay từ khóa thương hiệu doanh nghiệp. Tính năng này sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân.
>> Xem thêm: Thương hiệu cá nhân - Khẳng định mình giữa thời đại toàn cầu hoá
8. Site Audit
Công cụ Site Audit của Ahrefs là gì? Mặc dù Site Audit vẫn chưa phổ biến nhưng đối với SEOer, nó giúp bạn phát hiện và xử lý các lỗi kỹ thuật của website nhanh chóng bằng cách gửi các thông báo khi cần thiết.
Các thuật ngữ và các chỉ số trong Ahrefs
Trong Ahrefs có thể có khá nhiều thuật ngữ khiến bạn trở nên “bối rối” vì chưa hiểu hết. Dưới đây, Gofiber sẽ giải thích cách thuật ngữ và chỉ số này như sau:
-
Keyword Difficulty (KD): cho thấy độ khó của một từ khóa để website leo top 10 của Google (thang điểm 1 - 100).
-
Organic Keywords: từ khóa dùng để thu hút lượng truy cập miễn phí.
-
Organic Traffic: ước tính có bao nhiêu lượng truy cập vào website.
-
Organic Search: mô tả sự chuyển động của traffic tự nhiên và Organic Keywords.
-
Anchor Text: cụm từ chứa liên kết dẫn đến trang trên chính website đó (Internal Link) hay trên website khác (đi backlink).
-
UR (URL Rating): đo sức mạnh backlink của một URL cụ thể và khả năng là nó được xếp hạng cao trên Google.
-
Domain Rating (DR): cho thấy sức mạnh và độ tin tưởng của website dựa trên backlink đến trang web.
-
Referring Domains: các domain có link về chính website.
-
Ahrefs Rank (AR): xếp hạng các website có trong dữ liệu và được phân loại theo quy mô, chất lượng của backlink.
-
Keyword Search Volume: cho thấy mỗi tháng mọi người tìm keyword với mục tiêu thế nào.
-
Return Rate (RR): tần suất một người tìm kiếm một keyword trong 30 ngày.
-
Clicks: lượt tìm kiếm so với lượt click.
-
Cost Per Click (CPC): chi phí trung bình cho một lần click vào kết quả có trả tiền cho keyword nhất định.
-
Traffic Value: giá trị traffic không trả tiền website.
Cách tạo tài khoản và dùng Ahrefs miễn phí
Không phải ai cũng có tiền để mua tài khoản Ahrefs, tuy nhiên bạn có thể “lách luật” bằng cách dưới đây:
Tạo tài khoản Ahrefs miễn phí
Đầu tiên, hãy chuẩn bị cho mình một tài khoản Google Search Console đã được xác minh website. Sau đó, hãy thực hiện các bước sau:
-
Bước 1: nhập địa chỉ https://ahrefs.com/webmaster-tools/
-
Bước 2: chọn Sign up for free.
-
Bước 3: chọn I accept the Terms and Conditions and Privacy Policy > Sign up with Google.
-
Bước 4: chọn tài khoản và không nhất định phải sở hữu Google Search Console.
-
Bước 5: tích chọn tùy chọn ở bên dưới nếu bạn muốn nhận thông tin từ Ahrefs và chọn tiếp Continues.
-
Bước 6: chọn Add Project và cấp quyền.
-
Bước 7: chọn Import trong tab Import or add your project và chọn tùy chọn là Google Search Console để xác minh. Chọn tài khoản Google Search Console đã được xác minh và cho Ahrefs đọc thông tin.
-
Bước 8: chọn Import trong tab Select projects to import và đợi.
Import dữ liệu từ Google hoặc thủ công
Bước 1: kết nối với API Ahrefs
-
Chọn Ahrefs từ danh sách ứng dụng thả xuống.
-
Trong phần Authorization, chọn Connect to Ahrefs.
-
Chọn Allow.
-
Xác minh kết nối Ahrefs đang hoạt động hay không.
Bước 2: kéo dữ liệu từ Ahrefs sang Sheets
-
Chuyển đến Request parameters và chọn bảng mà bạn muốn truy xuất dữ liệu.
-
Điền các thông tin cần thiết.
-
Đặt trang tính đích, đặt tên và chọn Run để xem dữ liệu phản hồi về trang tính.
-
Chọn bảng và điều chỉnh tham số để nhận dữ liệu mới.
Một số tính năng miễn phí khác của Ahrefs dành cho SEO
Đối với SEOer, một số tính năng miễn phí từ Ahrefs có thể bạn cần đến như:
-
Ahrefs’ Keyword Generator: chức năng tạo các từ khóa phổ biến hoàn toàn miễn phí.
-
Ahrefs’ SEO Toolbar: báo cáo SEO trên website, trình theo dõi chuyển hướng đến Title HTTP, báo cáo liên kết đi với công cụ đánh dấu liên kết, thay đổi quốc gia cho SERP.
-
Ahrefs’ Backlink Checker: giúp quản trị viên có cái nhìn sơ lược về Ahrefs và xem các số liệu SEO như số lượng referring domains, số backlink, xếp hạng tên miền DR, xếp hạng AR.
-
Ahrefs’ SERP Checker: phân tích 10 thứ hạng đầu cho mọi từ khóa và cho phép quản trị viên tìm kiếm từ bất kỳ mà không dùng proxy và địa chỉ IP.
-
Ahrefs’ SEO WordPress Plugin: tự động kiểm tra nội dung và theo dõi các liên kết ngược. Tăng lưu lượng truy cập mà không phải trả tiền vào website của bạn.
-
Keyword Rank Checker: cho biết trang web của bạn đang xếp hạng ở mức độ nào.
-
Website Traffic Checker: xem ước tính lưu lượng truy cập tìm kiếm cho website của bạn hoàn toàn miễn phí.
-
Website Authority Checker: kiểm tra về authority của domain.
Những câu hỏi thường gặp về Ahrefs
Sử dụng Ahrefs có khó không?
Rõ ràng việc sử dụng Ahrefs đòi hỏi bạn phải có một lượng kiến thức vừa đủ để SEO website hiệu quả. Ahrefs chỉ là công cụ và bạn cũng phải dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân. Đối với người mới, dùng Ahrefs có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian hơn một chút nhưng không có nghĩa là bạn không làm được. Vì thế nên hãy cứ thử nghiệm nếu bạn muốn cải thiện SEO website.
Ngoài Ahrefs còn công cụ nào hỗ trợ SEO miễn phí không?
Ngoài Ahrefs , bạn cũng có thể dùng một số công cụ hỗ trợ SEO website hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn hiệu quả như:
-
SEO Site Checkup
-
Moz
-
Small Seo Too
-
Spineditor
-
KWFinder
-
Google Keyword Planner
-
Keywordtool.io
-
Screaming Frog SEO Spider
-
Fat Rank
Các dữ liệu Ahrefs cung cấp có chính xác không?
Các dữ liệu mà Ahrefs cung cấp dựa vào dữ liệu từ nhiều website khác nhau và dữ liệu đó chỉ có tính tương đối chứ không quyết định 100% hiệu quả SEO. Một số dữ liệu từ Ahrefs thậm chí còn trái ngược với những công cụ hỗ trợ SEO khác nên bạn chỉ nên xem nó để tham khảo mà thôi.
Công cụ Ahrefs sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề khi SEO web. Gofiber hy vọng các kiến thức trên đây về Ahrefs là gì và cách tải miễn phí sẽ giúp bạn có kiến thức thêm về SEO và cải thiện website của mình, chúc bạn thành công.