facebook-pixel

Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủMarketingB2B và B2C là gì? So sánh giữa B2B và B2C? Nên áp dụng phương pháp nào cho doanh nghiệp?

B2B và B2C là gì? So sánh giữa B2B và B2C? Nên áp dụng phương pháp nào cho doanh nghiệp?

Thứ Năm, 4/20/2023, 7:48:07 PMlike 815
Khái niệm B2B và B2C trong kinh doanh đã không còn mới lạ. Thế nhưng, nhiều người làm kinh doanh non trẻ vẫn chưa thực sự hiểu rõ hình thức này. Vậy B2B và B2C là gì? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gofiber để hiểu rõ hơn nhé!

Mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?

Phương pháp B2B và B2C là gì mà được nhiều doanh nghiệp áp dụng với hình thức kinh doanh của họ đến như vậy? Nếu bạn là người mới tập tành kinh doanh hoặc muốn mở rộng doanh nghiệp của mình, hãy tìm hiểu ngay hai mô hình kinh điển này nhé!

Mô hình B2B và B2C
Mô hình B2B và B2C

B2B là gì?

B2B và B2C đều là mô hình kinh doanh thương mại diễn tra trên Internet. Nhiều doanh nghiệp và khách hàng thường xuyên nhầm lẫn giữa hai hình thức này với nhau. Tuy nhiên, B2C và B2B có sự khác biệt với nhau. Nhiều doanh nghiệp cũng ưu tiên chọn B2B hơn.

B2B là viết tắt của cụm từ Business – To – Business. Đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, giao dịch chỉ diễn ra trực tiếp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau. Khi bắt đầu giao dịch, các công ty thường giao tiếp thông qua các sàn giao dịch điện tử. 

B2C là gì?

B2C là viết tắt của cụm từ Business – To – Customer. B2C cũng là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, giao dịch thương mại chỉ diễn ra giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng cá nhân. Mọi giao dịch chỉ diễn ra thông qua nền tảng Internet. Doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ, sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng theo nhu cầu của họ.

Trong phiên giao dịch, B2B thường được các doanh nghiệp lựa chọn hơn khi tiến hành xây dựng website. Tuy nhiên, B2C lại đưa trực tiếp dịch vụ, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu người dùng hiện nay.

So sánh giữa mô hình b2b và b2c 

So sánh hai mô hình B2B và B2C
So sánh hai mô hình B2B và B2C

Hai mô hình B2B và B2C có thể làm nhiều người gặp khó khăn trong việc xác định rõ yếu tố khách hàng, chiến lược marketing. Gofiber sẽ giải đáp cho bạn sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh này theo phần sau đây:

Điểm giống nhau giữa b2b và b2c

B2B và B2C đều là mô hình kinh doanh mà mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp là hàng hóa được tiêu thụ. Tìm được thị trường mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Điểm khác nhau của b2b và b2c

Đối tượng khách hàng

  • B2B: Các công ty.
  • B2C: Cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm hàng hóa.

Quá trình đàm phán, giao dịch

  • B2B: Đàm phán về các yếu tố như giá cả, quá trình giao nhận hàng, quy cách đóng gói và một số đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
  • B2C: các yếu tố giá, quá trình giao nhận, kỹ thuật sản phẩm...không cần thiết phải cụ thể giữa người mua và người bán.

Hoạt động Marketing

Marketing của B2B và B2C
Marketing của B2B và B2C
  • B2B: Hướng đến các doanh nghiệp.
  • B2C: Hướng đến khách hàng cá nhân.

Vấn đề tích hợp

  • B2B: Luôn phải đảm bảo các doanh nghiệp phải giao tiếp được với nhau mà không thông qua với con người.
  • B2C: Những công ty thương mại điện tử B2C không cần tích hợp hệ thống doanh nghiệp với hệ thống tại cửa hàng.

Quá trình bán hàng

  • B2B: Tối đa mối quan hệ của các bên, thị trường mục tiêu thường tập trung và ở mức nhỏ. Quy trình mua bán diễn ra nhiều bước trong khi chu trình bán hàng lại dài hơn. Mức độ nhận diện thương hiệu cần phải có mối quan hệ.
  • B2C: Giá trị của giao dịch được tối đa hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, quy trình mua bán ngắn gọn hơn. Đặc biệt, độ nhận diện thương hiệu được tạo ra thông qua quá trình lặp lại và hình ảnh.

» Xem thêm: B2B và các thách thức

Doanh nghiệp của bạn nên áp dụng B2B hay B2C để đạt hiệu quả?

Nếu bạn là người bán hàng, chủ doanh nghiệp thì ắt hẳn bạn đang phân vân mình nên áp dụng mô hình B2B hay B2C để tối đa lợi nhuận. Một số người cho rằng nên áp dụng B2C vì có thể từ đó phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, mô hình B2C đôi khi lại không hiệu quả trong việc bán hàng. Một lượng hàng lớn cần được tiêu thụ sẽ khá khó khăn cho doanh nghiệp nếu áp dụng hình thức B2C. Thay vào đó, nhiều người sẽ dựa vào mô hình B2B thay thế. 

Doanh nghiệp nên chọn B2B hay B2C
Doanh nghiệp nên chọn B2B hay B2C

Thực tế, B2B tuy có lượng khách hàng không nhiều bằng B2C. Tuy nhiên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thường với lượng hàng lớn. Doanh nghiệp có thể đưa lượng hàng đi chỉ trong thời gian ngắn. 

Vậy doanh nghiệp chúng ta nên áp dụng B2B hay B2C? Lời khuyên của nhiều chuyên gia kinh tế là các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung một trong hai mô hình kinh doanh B2B hay B2C. Thay vào đó, hãy có sự linh hoạt trong bán hàng. 

Cụ thể, ban đầu nếu doanh nghiệp chưa có nhiều mối quan hệ để thực hiện mô hình B2B thì hãy xây dựng thương hiệu cá nhân và bán hàng theo B2C trước. Khi lượng khách hàng đã ổn định và có xu hướng tăng, doanh nghiệp có thể phát triển lên mô hình B2C. Nếu cả hai mô hình này doanh nghiệp thấy có tiềm năng thì vẫn nên phát triển cả hai cùng lúc.

Doanh nghiệp nhận được gì khi áp dụng b2b và b2c?

Vì sao nên áp dụng mô hình B2B và B2C? Nếu bạn đang phân vân không biết mình nhận được gì khi áp dụng hai mô hình này thì hãy theo dõi phần phân tích của Gofiber dưới đây:

Đối với mô hình B2B

Các doanh nghiệp sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí để tiếp thị hay phân phối sản phẩm. Mô hình này giúp doanh nghiệp có sự chủ động tốt hơn, bạn sẽ biết cách điều chỉnh nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng nhanh chóng. Điều này tránh tình trạng khủng hoảng trong nhu cầu của khách hàng bán lẻ. Không những thế, doanh nghiệp cũng không cần thiết bỏ nhiều tiền vào các khâu trung gian không cần thiết. Thay vào đó, hàng hóa đến trực tiếp tay đại lý bán lẻ và khách hàng nhanh hơn.

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi áp dụng mô hình kinh doanh B2B còn có nhiều cơ hội gặp gỡ thêm các nhà cung cấp tốt hơn. Bạn sẽ gặp được các nhà cung cấp mới với chi phí phải chăng hơn, tiết kiệm hơn. Một ưu điểm khác của B2B là mọi thao tác giao dịch của khách hàng đều phải diễn ra trên Internet. Hình thức này giúp tối đa lợi nhuận, tiết kiệm thời gian và vô cùng tiện lợi cho doanh nghiệp. 

Người bán hàng chỉ cần đăng thông tin của sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm như: thông tin sản phẩm/dịch vụ, giá bán, vận chuyển, hình ảnh...Những người mua khi có nhu cầu sẽ trực tiếp mua hàng, hỏi về sản phẩm thông qua Internet. Người bán hàng không cần phải bỏ thời gian, tiền bạc nhiều cho việc thiết kế các cửa hàng.

Đối với mô hình B2C

Vậy những lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng mô hình B2C là gì? Nhiều doanh nghiệp cứ cho rằng chỉ cần tập trung vào bán hàng thông qua B2B là được, không cần dùng đến mô hình B2C. Tuy nhiên, sự thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng trong thời gian gần đây đã tác động khá nhiều doanh nghiệp. Nhất là khi nhiều người quyết định thông qua mạng xã hội, trực tiếp liên hệ đến nhà sản xuất và mua hàng.

Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C

Thông qua mô hình kinh doanh B2C, trước hết doanh nghiệp sẽ định vị được thương hiệu của mình. Cụ thể, các chiến dịch Ecommerce Marketing khi được áp dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng hơn. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng trực tiếp thông qua công cụ quảng cáo. Điển hình như mạng xã hội Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram... 

Nhờ đó, chi phí quảng cáo sẽ được tiết kiệm. Doanh thu của doanh nghiệp được tối đa tốt hơn. Các sàn thương mại điện tử hoạt động 24/24 giúp đỡ giải đáp khách hàng. Nhờ đó, trải nghiệm mua hàng của khách cũng tốt hơn. 

Nhìn chung, mô hình kinh doanh B2B và B2C đều mang lại những lợi ích tuyệt vời về doanh thu và định hướng thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì thế, bạn hãy tham khảo và áp dụng cả hai hình thức này theo nhu cầu của doanh nghiệp mình nhé!

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ
Tìm kiếm
Dịch vụ
CSKH