Trang chủCông nghệBit là gì? Byte là gì? Sự khác nhau giữa bit và byte

Bit là gì? Byte là gì? Sự khác nhau giữa bit và byte

Thứ Sáu, 5/19/2023, 5:42:40 PMlike 702
Bit và byte là những đơn vị đo lường cơ bản nhất của máy tính. Vậy bit là gì? Byte là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bit và byte là những đơn vị đo lường cơ bản nhất của ngành máy tính và là thuật ngữ chuyên ngành ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiểu rõ các khái niệm bit là gì, byte là gì sẽ giúp bạn ứng dụng vào công việc tốt nhất. Vậy hãy cùng tìm hiểu tất tần tật qua bài viết sau đây nhé.  

Khái niệm Bit là gì?

Bit là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng để biểu thị thông tin của máy tính. Bit, viết tắt từ Binary digit, kí hiệu là "b". Và Bit cũng là đơn vị nhỏ nhất dùng để lưu trữ thông tin trong hệ thống và lưu trữ dung lượng ở trong các bộ nhớ như ROM, RAM, USB, ổ cứng, thẻ nhớ,...

Bit, viết tắt là b, là đơn vị nhỏ nhất để hiển thị thông tin của máy tính
Bit, viết tắt là b, là đơn vị nhỏ nhất để hiển thị thông tin của máy tính

Thông thường, các Bit sẽ được biểu diễn ở dạng số nhị phân là 0 hoặc 1. Mỗi bit tương ứng với một số và 1 bit chỉ có thể nhận diện được cũng như chỉ hiểu được 1 trong 2 trạng thái thông tin bật hoặc tắt, đúng hoặc sai hay có hoặc không.

Khái niệm Byte là gì?

Byte là cũng một đơn vị được dùng để lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính và được ký hiệu là B. Đơn vị này sẽ được dùng để mô tả một dãy Bit cố định. 1 Byte sẽ có 8 Bit và sẽ hiển thị được 2^8=256 giá trị khác nhau. Chính vì thế, chỉ với 1 Byte vẫn đủ để lưu trữ số có dấu trừ -128 đến 127 hoặc biểu thị số nguyên không dấu từ 0 đến 255.

Khi nào nên dùng bit? Và khi nào nên dùng byte?

Vậy là bạn đã biết được khái niệm Bit là gì, Byte là gì. Vậy khi nào nên sử dụng bit và byte?
Trên thực tế, Byte được dùng để hiển thị dung lượng của các thiết bị lưu trữ. Còn Bit thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của các thiết bị lưu trữ mạng Internet. Trong ngành tin học, thuật ngữ Bit còn có tác dụng là hiển thị khả năng tính toán của CPU và một số chức năng khác.

Byte được ký hiệu là B, còn bit được viết tắt là b. Nhiều bạn thắc mắc không biết bao nhiêu bit tạo thành một byte? 8 bit sẽ ghép thành 1 byte. Khi chuyển đổi bit sang byte thì bạn phải chia giá trị bit cho 8. Và để dễ hiểu hơn, hãy làm ví dụ sau:

1 Gb (Gigabit) = 0.125 GB (Gigabyte) = 125 MB

Hay một ví dụ dễ hiểu khác chính là mạng di động 4G LTE Cat 6 phổ biến tại Hàn Quốc có tốc độ tải 300Mbps - tức tốc độ truyền tải dữ liệu là 300 megabit mỗi giây. Về mặt lý thuyết, thông lượng tối đa của mạng truyền tải có thể đạt tối đa 37.5MBps/giây. 

Bit, viết tắt là b, là đơn vị nhỏ nhất để hiển thị thông tin của máy tính
Các đơn vị của byte theo hệ nhị phân

Ngoài ra, những tiền tố như Kilo, Mega (M), Peta (P), Exa (E), Giga (G), Tera (T), Zetta (Z), Yotta (Y) sẽ được ghép vào trước ký tự bite và byte để thể hiện các đơn vị lớn hơn của bite theo thứ tự tăng dần. Lưu ý đối với Kilo, nếu ở trong hệ thập phân sẽ viết tắt là k, còn ở trong hệ nhị phân viết tắt là K.

Khi chuyển đổi dữ liệu, người dùng cũng cần phải chú ý phân biệt hệ thập phân (Decimal) và hệ nhị phân (Binary). Để không bị nhầm lẫn giữa 2 hệ thuật ngữ này, một số tổ chức như ISO, IEC đề nghị sử dụng những thuật ngữ thay thế là là kibibyte (KiB), mebibyte (MiB), gibibyte (GiB) và tebibyte (TiB) để đo lường dữ liệu bộ nhớ của máy tính theo hệ nhị phân.

Tuy nhiên, lưu ý là các đơn vị KiB, MiB, GiB, TiB chỉ hỗ trợ cho những hệ thống mới nhất, còn các hệ thống cũ vẫn sẽ sử dụng KB, MB, GB và TB.

Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?

Vậy tính chất của dãy bit so với ngôn ngữ lập trình khác như thế nào? Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì? Chuỗi 0 và 1 là chuỗi dãy số tiêu chuẩn mà máy tính có thể hiểu được. Thế nên, để hệ thống máy tính đọc được dữ liệu, nó phải chuyển đổi các thông tin thành chuỗi nhị phân (0 và 1). Và sau đó, mỗi chữ cái mà bạn có thể đọc và nhìn qua màn hình tương ứng với các chữ số 0 và 1 liền kề theo quy tắc riêng. 

Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn chuỗi thông tin
Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn chuỗi thông tin

Và máy tính thường sử dụng các chuỗi bit này để biểu diễn thông tin. Thông tin đó có thể là các hình ảnh, âm thanh, văn bản, chữ cái, chữ số và nhiều yếu tố khác.

Mỗi bit của byte sẽ được gán một giá trị, được gọi là giá trị vị trí. Giá trị vị trí byte được dùng để xác định ý nghĩa của byte dựa trên mỗi bit. Đồng nghĩa với 1 giá trị byte cho biết ký tự được liên kết với byte đó.

» Xem thêm: Mô hình MVC là gì và ứng dụng trong lập trình

Cách chuyển đổi bit sang byte và ngược lại

Như đã biết, theo quy chuẩn quốc tế thì Bit viết tắt là b, còn Byte viết tắt là B. Để có thể chuyển đổi từ Bit sang Byte thì lấy chính số đó chia cho 8. Còn nếu chuyển từ Byte sang Bit thì lấy số đó nhân với 8.

Ví dụ:

  • Bit sang byte => 1b = 0.125B.
  • Byte sang bit => 1B = 8b.

Vậy 1 Byte = 8 Bits. Với 1 file dung lượng 10MB thì chỉ mất khoảng 1 giây để truyền dữ liệu từ máy tính A sang máy tính B. Đồng thời, bạn sẽ thấy tốc độ đường truyền từ máy A sang máy B là 80 Mbps (10MB x 8 = 80Mbps). 

Cách chuyển đổi bit sang byte
Cách chuyển đổi bit sang byte

Tìm hiểu về tốc độ truyền tải thông tin

Hiện nay, đa số tốc độ truyền tải thông tin sẽ được đo lường bởi 2 loại đơn vị là Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây). Một điều cần lưu ý là về cách viết chữ hoa và chữ thường của những đơn vị giá trị này. Như đã biết, Mb chính là Megabit và MB là Megabyte. Hai kí hiệu này hoàn toàn khác nhau. Khi áp dụng vào quy tắc tính toán tốc độ của internet, dung lượng ổ cứng hoặc dung lượng của một tập tin thì rất khác nhau. Mb được dùng để nói về lưu trữ số, trong khi đó Mbps được dùng để nói về tốc độ truyền dữ liệu số.

Chẳng hạn như Kbps (Kilobit per second) là đơn vị đo tốc độ truyền dữ liệu và được sử dụng để đo băng thông của dịch vụ Internet dân dụng phổ biến nhất hiện nay. Để có thể sử dụng đường truyền tốc độ cao thì nên thuê nguyên đường truyền gói doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể thuê vps giá rẻ là có thể dùng Windows có tốc độ mạng cao (từ 100Mbps). Còn với mạng thông thường sẽ sử dụng tốc độ 28.8 Mbps - tương đương với 3.585 MBps.

Vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về bit là gì, byte là gì, dãy bit là gì, so sánh giữa bit và byte. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang tìm hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin một cách chi tiết rõ ràng. Đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết. 

5/5 - (0 bình chọn)

Xin giới thiệu Mai Khuê, một cộng tác viên nội dung tại Gofiber với đam mê viết content và sáng tạo nội dung. Với kinh nghiệm sống và trải nghiệm đa dạng, Mai Khuê mang đến góc nhìn tươi mới và sự giàu trí tưởng tượng trong việc sáng tạo nội dung. Mai Khuê đặc biệt đam mê công nghệ và hiểu rõ về những xu hướng mới trong lĩnh vực này. Bằng việc kết hợp sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng sáng tạo vượt trội, Mai Khuê tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng, từ việc giới thiệu sản phẩm công nghệ đến viết bài về các xu hướng công nghệ mới nhất. Với sự trải nghiệm sống đa dạng, Mai Khuê có khả năng đồng cảm và hiểu được nhu cầu của độc giả. Bằng cách kết hợp chất lượng văn phong và sự tinh tế trong việc truyền đạt thông tin, Mai Khuê tạo ra những bài viết sáng tạo và thú vị, mang đến giá trị cho độc giả và gợi mở đến những khám phá mới. Với vai trò là một công tác viên nội dung tại Gofiber, Mai Khuê cam kết đem đến những nội dung tốt nhất, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Mai Khuê không ngừng cập nhật và nghiên cứu để đảm bảo rằng những bài viết của mình luôn phù hợp với xu hướng mới và tạo được sự tương tác tích cực. Nếu bạn đang tìm kiếm một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Mai Khuê. Với đam mê, kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về công nghệ, Mai Khuê sẽ mang đến những giải pháp nội dung sáng tạo và hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của Mai Khuê. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ ngay để Mai Khuê có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ