Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủKiến thức dịch vụLAMP là gì? Tìm hiểu các thông tin chi tiết về LAMP

LAMP là gì? Tìm hiểu các thông tin chi tiết về LAMP

Thứ Sáu, 7/21/2023, 3:15:31 PMlike 256
LAMP là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về cụm từ này, thì nhất định không thể bỏ qua các dòng thông tin chia sẻ ngay sau đây.

Bộ công nghệ LAMP đã trở thành một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà phát triển xây dựng và vận hành trang web. Sự linh hoạt và tính ổn định của LAMP đã đóng góp vào sự phổ biến của website trong thời đại công nghệ hiện đại. Mời các bạn cùng tìm hiểu về bộ công nghệ này thông qua những dòng chia sẻ sau đây của Gofiber nhé!

Tìm hiểu về LAMP

LAMP là một thuật ngữ không hề mới. Nó đã được ra đời từ nhiều thập kỷ trước và đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.

LAMP là gì?

LAMP là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một bộ công nghệ cơ bản dùng để triển khai các ứng dụng web. Từ viết tắt "LAMP" xuất phát từ việc kết hợp bốn thành phần chính: Linux, Apache, MySQL (hoặc MariaDB) và PHP (hoặc Python, Perl). Bộ công nghệ này đại diện cho các thành phần cơ bản để xây dựng môi trường phát triển và triển khai ứng dụng web trên một máy chủ.

LAMP là gì?
LAMP xuất phát từ việc kết hợp bốn thành phần chính: Linux, Apache, MySQL (hoặc MariaDB) và PHP (hoặc Python, Perl)

LAMP stack là gì?

LAMP stack là một cách để chỉ sự kết hợp của bốn thành phần cơ bản trong bộ công nghệ LAMP: Linux, Apache, MySQL và PHP. Khi các thành phần này hoạt động cùng nhau, chúng tạo thành một "ngăn xếp" (stack) hoàn chỉnh. 

LAMP stack sử dụng mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Nó có thể kết hợp với nhiều phần mềm miễn phí khác giúp các nhà quản trị làm việc hiệu quả như:

  • Netsniff-ng: Được sử dụng để kiểm tra và tăng cường bảo mật mạng.

  • Snort: Một hệ thống phát hiện sự xâm nhập và ngăn chặn chúng.

  • RRDtool: Sử dụng để tạo sơ đồ và biểu đồ thống kê.

  • Nagios, Collectd hoặc Cacti: Là các công cụ để theo dõi và giám sát mạng. 

Những ưu điểm của LAMP

Hiện nay, LAMP đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều nhà phát triển lựa chọn để xây dựng ứng dụng web vì:

Miễn phí khi sử dụng

Tất cả các thành phần trong bộ công nghệ LAMP đều sử dụng mã nguồn mở. Tức là bạn có thể sử dụng chúng mà không cần cấp phép hoặc trả bất cứ khoản phí nào. Điều này rất hữu ích cho cá nhân, nhà phát triển, công ty hoặc tổ chức có ngân sách hạn chế. Thay vì mua những stack bản quyền như WISA của Microsoft với giá cao, bạn có thể tải LAMP miễn phí.

Sở hữu cộng đồng người sử dụng lớn

LAMP là một bộ công nghệ dùng mã nguồn mở phổ biến trên thế giới. Vậy nên khi sử dụng, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng Công nghệ thông tin toàn cầu. Bạn chỉ cần tham gia các diễn đàn CNTT, sau đó tìm kiếm thông tin hoặc đăng bài viết về vấn đề của mình. Bạn sẽ nhận được câu trả lời và tự khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, trên các diễn đàn cũng có nhiều nhà phát triển chia sẻ kinh nghiệm hoặc plugin của mình. Hầu hết các plugin đã được chạy thử nên bạn có thể sử dụng. Tất nhiên, chúng đều hoàn toàn miễn phí.

Có cơ hội tìm host miễn phí

Chi phí cài đặt máy chủ Linux không quá cao, khi code trên LAMP stack bạn có thể tìm được hosting miễn phí cho ứng dụng. Stack này cũng rất linh hoạt khi cho phép người dùng thay thế một số thành phần trong bộ công nghệ. Ví dụ, nếu bạn không muốn dùng Linux, bạn có thể sử dụng một hệ điều hành khác làm nền tảng ngăn xếp.

Tầm quan trọng của LAMP mà bạn nên biết

Trong thời đại các công cụ đều phải trả phí rất cao, LAMP lại cho phép người dùng của mình sử dụng miễn phí các tính năng. Rất nhiều hosting websites hiện nay đang hoạt động và sử dụng LAMP. Các nhà cung cấp hosting lớn cũng hỗ trợ triển khai và chạy ứng dụng dựa trên LAMP Stack.

LAMP Stack được sử dụng để phát triển phía phần máy chủ hoặc backend của ứng dụng. Backend là phần mềm chạy trong môi trường ẩn khỏi người dùng cuối, bao gồm các thành phần:

  • Phần mềm xử lý dữ liệu.

  • Thành phần cơ sở dữ liệu.

  • Logic kinh doanh được triển khai bằng mã.

  • API để giao tiếp với các ứng dụng khác.

Trang web hiển thị trên trình duyệt của người dùng được gọi là ứng dụng frontend. Khi bạn tương tác với trang web bằng cách nhấp chuột, trình duyệt sẽ kết nối với backend để truy xuất thông tin. Ngoài ra, LAMP stack cũng được sử dụng để phát triển cả nội dung trên trang web tĩnh và web động. 

Ngôn ngữ lập trình nào nên dùng để phát triển LAMP

Ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển LAMP có thể là PHP, Perl hoặc Python. Trong đó, PHP là ngôn ngữ lập trình mặc định và phổ biến nhất trong bộ công nghệ LAMP. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ khác như Perl và Python. Việc quyết định lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào phụ thuộc vào các yếu tố doanh nghiệp của bạn như mục tiêu, điều kiện sẵn có và chi phí.

PHP, Perl hoặc Python là 3 loại ngôn ngữ được sử dụng để phát triển LAMP
PHP, Perl và Python là 3 loại ngôn ngữ được sử dụng để phát triển LAMP

Để bạn dễ lựa chọn hơn, chúng tôi có thể phân tích thêm về ưu điểm của các loại ngôn ngữ này:

  • PHP tích hợp chặt chẽ với Apache và MySQL, giúp tạo ra các ứng dụng web mạnh mẽ.

  • Perl là một ngôn ngữ lập trình lâu đời, phối hợp tốt với cơ sở dữ liệu và tăng tốc độ xây dựng ứng dụng.

  • Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao và linh hoạt được sử dụng để phát triển nhiều loại phần mềm. Python đơn giản và dễ hiểu, dễ học nên không yêu cầu kinh nghiệm nhân sự quá cao. 

Cấu trúc của LAMP

Cấu trúc của LAMP gồm bốn thành phần làm việc cùng nhau. Đó là:

Linux

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, cũng là lớp đầu tiên trong LAMP stack. Nó đóng vai trò như nền tảng của kiến trúc LAMP, hỗ trợ các thành phần trong lớp sau. 

Linux là một phần quan trọng trong cấu trúc của LAMP
Linux là một phần quan trọng trong cấu trúc của LAMP

Apache

Apache là một máy chủ web mã nguồn mở, là một trong những thành phần quan trọng của LAMP stack. Nó chịu trách nhiệm lưu trữ các tệp trang web, xử lý các yêu cầu HTTP từ trình duyệt của người dùng và trả về kết quả tương ứng. Apache hỗ trợ nhiều tính năng và cấu hình linh hoạt cho việc xây dựng các ứng dụng web đa dạng.

Khi người dùng sử dụng trình duyệt để tìm kiếm, máy chủ Apache sẽ xử lý qua quy trình:

  • Tiếp nhận yêu cầu và gửi yêu cầu HTTP tới máy chủ Apache.

  • Máy chủ Apache nhận được yêu cầu và xác định trang web tương ứng với yêu cầu dựa trên địa chỉ URL.

  • Sau khi tìm thấy trang web, máy chủ Apache sẽ trả lại nội dung của trang web cho trình duyệt của người dùng.

MySQL

MySQL nằm ở lớp thứ ba của LAMP stack là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mã nguồn mở. Trong mô hình LAMP, MySQL được sử dụng để lưu trữ, quản lý và truy vấn thông tin trong cơ sở dữ liệu. Nó có thể được cài đặt trên cả Windows, Linux và Mac OS.

Ví dụ: Trên một trang web bán hàng, những nhà phát triển sẽ thiết lập một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trong đó lưu trữ các thông tin của khách hàng như họ tên, số điện thoại, địa chỉ và lịch sử mua hàng. Khi người dùng tìm kiếm các dữ liệu, máy chủ web sẽ truy vấn MySQL và hiển thị các nội dung mà người dùng yêu cầu. 

PHP

PHP là lớp thứ tư và cuối cùng của LAMP stack, là viết tắt của Hypertext Preprocessor. Đây là một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, cho phép trang web thực hiện các chương trình động. Nhà phát triển web thường nhúng mã PHP vào mã HTML để hiển thị thông tin cập nhật trên web. Nhờ PHP, trang web có thể tương tác với máy chủ web, cơ sở dữ liệu và hệ điều hành để xử lý các yêu cầu.

Python

Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao được phát triển vào năm 1990 bởi Guido van Rossum. Python giúp nhà phát triển dễ dàng tạo ra các ứng dụng web, ứng dụng di động, trò chơi,... Điểm đặc biệt của nó là ngôn ngữ mã nguồn mở, linh hoạt và dễ học. Python có thể được sử dụng để thay thế PHP trong LAMP.

Python là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của LAMP
Python là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của LAMP

Perl

Perl là một ngôn ngữ lập trình bậc cao được tạo ra vào những năm 1987 bởi Larry Wall. Hiện nay, Perl đã phát triển thành ngôn ngữ phổ biến, được sử dụng trong nhiều ứng dụng web, hệ thống UNIX,... Nó được nhiều người ưa chuộng do tính linh hoạt cao và khả năng kết hợp các phần tử khác nhau trong mã. Perl cũng có thể được sử dụng để thay thế PHP trong LAMP.

Trong bài viết trên, bạn đã được tìm hiểu các thông tin về LAMP và các cấu trúc của nó. Hiểu được cách sử dụng LAMP sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn khi phát triển và quản lý website. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các giải pháp web hosting, hãy liên hệ ngay với Gofiber qua số điện thoại 0987 19 78 05 ngay nhé!

>> Xem thêm: MAMP là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng MAMP cơ bản

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ