Các chiến lược Marketing hiệu quả là cực kỳ cần thiết với sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Và Marketing Tactics và Marketing Strategy là các mô hình được ứng dụng phổ biến. Vậy Marketing Tactics là gì và khác với Marketing Strategy như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing tactics là gì?
Marketing tactics là các chiến thuật marketing giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các mục tiêu marketing. Tactics chính là tập hợp tất cả những hành động để thực hiện các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp với mục tiêu là đẩy mạnh doanh số và duy trì sản phẩm cạnh tranh. Một Marketing Tactics tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tập trung nguồn lực tài chính của mình theo cách hiệu quả nhất để tối đa hóa hiệu quả của sản phẩm.
Marketing tactics và Marketing strategy khác nhau như nào?
Chiến lược Marketing là một tập hợp những lựa chọn rõ ràng mà các doanh nghiệp sẽ làm (hoặc không làm). Và những lựa chọn này sẽ tạo thành một định hướng chiến lược rõ ràng cho các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Marketing Strategy chính là các chiến lược marketing với kế hoạch bao quát và tập hợp ác mục tiêu. Thay đổi chiến lược cũng giống như cố gắng xoay chuyển một tàu sân bay. Các doanh nghiệp có thể thực hiện được nhưng cần rất nhiều thời gian. Còn tactics là gì? Đây được hiểu đơn giản là các chiến thuật, là những hành động cụ thể mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để hoàn thành chiến lược của mình.
5 Marketing tactics bạn nên biết
Việc lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu marketing, chi phí, khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp nên ứng dụng các tactics là gì? Dưới đây là 5 Marketing tactics mà bạn có thể tham khảo cho các kế hoạch tiếp thị của mình:
1. Quảng bá nội dung nhiều nhất có thể
Các doanh nghiệp nên thường xuyên xuất bản các bài viết trên các blog, website của mình, tạo các video đăng tải trên Youtube, Podcast,.. để tăng lượt tiếp cận tối đa tới các khách hàng mục tiêu của mình và hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể lựa chọn phân phối nội dung theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: chia sẻ nội dung lên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải lên các diễn đàn, thêm vào email newsletter, gửi nội dung tới những người ảnh hưởng, chạy quảng cáo,...
2. Thường xuyên làm mới nội dung
Nội dung của bạn cần phải được làm mới thường xuyên, bởi những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp tới người dùng cần được thay đổi và cải tiến sau một thời gian. Nhờ thế mà thông tin mới nhất luôn được người dùng nắm bắt, tăng lượng truy cập và xếp hạng ở vị trí cao trong SERPs (Search Engine Results Pages - trang kết quả của các công cụ tìm kiếm). Các doanh nghiệp nhận ra việc phải làm mới các nội dung ngay khi lượng truy cập tự nhiên của website bị giảm xuống và thứ hạng của bài viết tụt giảm.
3. Xuất bản nội dung tối ưu hóa cho Google Discover
Google Discover là một nguồn cung cấp dữ liệu không truy vấn khá mới giúp tạo dựng nội dung dựa trên sở thích của người dùng. Và việc tối ưu hóa nội dung cho Google Discover thường liên quan tới việc xuất bản các nội dung phổ biến hoặc trending. Và đây là một số điều mà bạn có thể làm để tối ưu nội dung:
- Thiết kế giao diện website thân thiện với người sử dụng
- Các hình ảnh nên được thiết kế độc nhất, chất lượng tốt
- Căn chỉnh nội dung và các thẻ Meta.
- Làm việc theo các quy tắc E-A-T (Expertise - Authoritativeness - Trustworthiness)
4. Tối ưu các đoạn trích nổi bật (featured snippets) để xếp hạng # 1
Featured snippets là một đoạn thông tin nằm ở top đầu của các kết quả tìm kiếm trên Google. Họ cung cấp một câu trả lời cho truy vấn tìm kiếm bằng cách lấy nội dung có liên quan từ những website hàng đầu. Các doanh nghiệp có thể tối ưu đoạn trích nổi bật khi sử dụng báo cáo từ khóa tự nhiên trên phần mềm Ahrefs tại phần Site Explorer. Tối ưu hóa featured snippets không hề đơn giản, bạn cần phải điều chỉnh nội dung với những gì có trong snippet.
Ví dụ như bạn tìm kiếm từ khóa Backlink và bạn thấy snippet của từ khóa xuất hiện dưới dạng định nghĩa. Đây là dấu hiệu cho thấy, đây chính là nội dung đang được nhiều người dùng tìm kiếm. Và để tối ưu bài viết của mình, bạn cần tạo ra khái niệm hay định nghĩa về backlinks chất lượng hơn.
5. Cập nhật các liên kết nội bộ của bạn để tăng thứ hạng
Liên kết nội bộ hay internal link chính là liên kết của một trang đến một trang có cùng tên miền. Việc tối ưu hóa đường dẫn nội bộ giúp tăng quyền hạn của trang và tăng sự liên quan.
- Tăng quyền hạn của trang: Google thường sử dụng Rank Page để đánh giá các website bằng cách xếp hạng “quyền hạn” của một website trên các liên kết nội bộ và liên kết ngoài của nó.
- Tăng mức độ liên quan: Việc sử dụng các anchor thích hợp cho internal link sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung mà website của bạn đang cung cấp và xếp hạng cho trang web.
Cách thực hiện hiệu quả 1 tactics
Các chiến lược và chiến thuật Marketing phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau để xây dựng một kế hoạch marketing thành công. Vậy làm thế nào để Marketing Strategy và Marketing Tactics cùng hoạt động hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ví dụ dưới đây:
- Chiến lược của doanh nghiệp là cải thiện Inbound Marketing
Các tactics có thể sử dụng là hướng đến các từ khóa liên quan để cải thiện lượt truy cập, sử dụng mồi nhử để khuyến khích các khách hàng tiềm năng để lại email, xây dựng tệp khách tiềm năng bằng chiến dịch email nhỏ giọt.
- Chiến lược của doanh nghiệp là tăng tương tác với nhóm khách hàng mục tiêu với chiến lược đa kênh
Vậy nên sử dụng tactics là gì? Doanh nghiệp nên thử các chiến thuật như chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên TV, sử dụng Marketing trên mạng xã hội để tăng khả năng tương tác.
Có thể nói, việc hiểu sự liên kết giữa Marketing Strategy và Marketing Tactics và mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin về Marketing Tactics là gì. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm góc nhìn thú vị về khái niệm này, cũng như phân biệt được Marketing Strategy và Marketing Tactics nhé.
>> Xem thêm: Macro Marketing là gì? Kiến thức mới về chiến lược Macro Marketing