Kiến thức về AIDA
Công thức AIDA được xây dựng để hướng sự quan tâm của khách hàng đến một chủ đề nhất định. Vậy AIDA là gì?
AIDA là gì?
AIDA là mô hình tiếp thị vô cùng kinh điển của phần lớn doanh nghiệp có áp dụng hoạt động tiếp thị và truyền thông. Mô hình này đề cập đến giai đoạn nhận thức của khách hàng trong quá trình mua hàng. Từ đó, nó giúp người bán xác định hoạt động cần thực hiện để giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả hơn theo từng giai đoạn.
Phễu marketing AIDA bao gồm các yếu tố nào?
AIDA là viết tắt của 4 từ:
-
Attention - Thu hút
-
Interest - Thích thú
-
Desire - Khao khát
-
Action - Hành động
4 từ viết tắt của AIDA là 4 bước để giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả khi muốn thuyết phục một ai đó (thường là trong vấn đề mua hàng) khi họ vẫn chưa có kiến thức nhiều về thông tin đó.
>> Xem thêm: Marketing Funnel là gì? Xây dựng chiến lược phễu marketing như thế nào?
Vai trò của AIDA trong Marketing
Vai trò chính của AIDA là giúp doanh nghiệp giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, AIDA thúc đẩy nhanh hơn quá trình khách mua hàng.
Người bán cũng có thể xây dựng và phát triển thông điệp tiếp thị về thương hiệu doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ. Truyền tải thông điệp đến với đối tượng phù hợp. Tuy nhiên, trước khi làm được điều đó, việc áp dụng AIDA sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát, phác họa toàn diện hồ sơ của khách hàng. Trong đó sẽ bao gồm tính cách, tâm lý, hành vy và các đặc điểm nhân khẩu học.
Khi doanh nghiệp đã am hiểu các khách hàng tương lai của mình rồi thì mới có thể áp dụng AIDA hiệu quả và đưa ra định hướng mua hàng đúng đắn.
Mô hình AIDA và AISAS khác nhau như nào?
Bên cạnh mô hình AIDA, AISAS cũng là mô hình tiếp thị được nhiều doanh nghiệp áp dụng đến. Điểm chung của hai mô hình này là hướng đến hành vi của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hành vi của khách hàng dưới mô hình AIDA trải qua 4 bước còn ở AISAS lại trải qua 5 bước.
Mô hình AISAS bao gồm: Attention - Interest - Search - Action - Share. Với Attention, Action và Interest ở AISAS sẽ tương tự như AIDA. Còn các yếu tố khác như Search và Share sẽ khác biệt, cụ thể như sau:
-
Search: xảy ra ở các sản phẩm / dịch vụ có sự cạnh tranh cao như mỹ phẩm, thực phẩm. Khi đó, khách hàng thường tìm kiếm thông tin trên internet. Nếu như người bán phủ sóng sản phẩm / dịch vụ và đưa ra những thông tin phù hợp thì sẽ tiếp cận được khách hàng khi họ đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm / dịch vụ đó.
-
Action: khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp cho bạn bè, người thân (những khách hàng tiềm năng mới). Và để doanh nghiệp có được hành động share của khách hàng F1, doanh nghiệp cần làm tốt ở khâu chăm sóc khách hàng, hậu mãi cho đến tương tác. Điều đó thể hiện mong muốn khách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới tiềm năng.
Ứng dụng mô hình AIDA trong marketing online
Vậy mô hình AIDA trong từng giai đoạn diễn ra như thế nào? Chỉ khi nào marketer hiểu rõ về quá trình diễn ra của khách hàng trong từng giai đoạn thì mới có thể đưa ra định hướng đúng đắn về hành trình mua hàng.
Giai đoạn Attention - thu hút khách hàng
Để doanh nghiệp khơi gợi sự chú ý, quan tâm của khách hàng, họ cần sử dụng công cụ, nội dung và phương pháp phù hợp để chạm đến tính cách tò mò của khách hàng. Trong một số nghiên cứu gần đây đến từ ConversionArium về vị trí thu hút nhất từ SERPs, người dùng thường tập trung chủ yếu vào tiêu đề và các mô tả trong một bài viết SEO.
Ví dụ:
Khi khách hàng đang tìm một sản phẩm dưỡng da, họ sẽ tìm kiếm thông tin trên Google, những bài top đầu sẽ là “ứng cử viên” đầu tiên để người dùng click vào. Nhưng nếu có một bài viết có phần Title nổi bật, hấp dẫn. Chẳng hạn như “top 10 kem dưỡng hiệu quả từ bác sĩ da liễu năm 2023” chắc chắn sẽ thu hút hơn so với những dòng title như “Kem dưỡng đang được yêu thích hiện nay” hoặc “4 loại kem dưỡng hiệu quả không thể bỏ qua”.
Giai đoạn Interest - gây thích thú cho khách hàng
Giai đoạn Interest thường là thời điểm mang tính thử thách nhất đối với hầu hết doanh nghiệp khi thực hiện AIDA. Doanh nghiệp khi đã đưa khách hàng qua giai đoạn Attention tức là đã tạo được sự tò mò cho họ. Lúc này, bạn phải tìm cách để tiếp tục kích thích sự thích thú của họ đối với các sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp,
Ở thời điểm này, hãy tiếp cận sâu hơn với các thông tin có tác động đến nhu cầu, những mối lo, nỗi đau bên trong của khách hàng mà chưa được khai thác. Hãy luôn tự hỏi rằng “tại sao?” và đặt mình vào vị trí của khách hàng.
Ví dụ:
Nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng dược mỹ phẩm trị nám, vậy thì phải khai thác vấn đề “vì sao lại bị nám?”, “trị nám không dứt ở tuổi trưởng thành”. Khi đó, những nội dung hữu ích sẽ thực sự kích thích sự hứng thú của nhóm khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn Desire - tạo khao khát mua hàng
Giai đoạn Desire - khao khát mua hàng hầu như được thực hiện song song cùng với Interest. Bởi khi bạn đã đánh thức nhu cầu, nỗi đau và mối lo bên trong khách hàng thì họ cũng dần hình thành pain point - chìa khóa nhu cầu, khao khát sở hữu sản phẩm.
Bạn có thể thúc đẩy khách hàng tự nhận thức lý do cốt lõi khiến họ mong muốn có sản phẩm / dịch vụ bên bạn. Trong thời điểm này, hãy khai thác những lợi ích của sản phẩm / dịch vụ (nếu nó giải quyết được vấn đề của khách hàng). Bạn có thể tạo nội dung, truyền đạt câu chuyện thương hiệu trên các kênh tiếp thị như mạng xã hội.
Giai đoạn Action - khách hàng đưa ra quyết định
Action là bước cuối cùng trong mô hình tiếp thị AIDA. Trong bước này, bạn có thể kích thích khách hàng hành động mua hàng bằng một số phương pháp thuyết phục kết hợp kêu gọi hành động như:
-
Đưa ra lợi ích: giảm giá, quà tặng, ưu tiên cho người đăng ký sớm, giảm giá vận chuyển…
-
Tối ưu trải nghiệm người dùng để quá trình mua hàng liền mạch, không bị gián đoạn (kể từ lúc khách bỏ sản phẩm vào giỏ hàng cho đến khi đơn được đặt thành công).
-
Nhắc nhở, thông báo khách về các khuyến mãi, ưu đãi sắp hết hạn, những cơ hội mua hàng cuối cùng trong những đợt sale hàng…
Một số thương hiệu nổi tiếng ứng dụng thành công mô hình AIDA trong marketing
Để bạn hiểu rõ hơn về mô hình AIDA, dưới đây là một số thương hiệu đã áp dụng và thành công với mô hình tiếp thị này:
Mô hình AIDA được ứng dụng cho Netflix
-
Attention: tiếp cận người dùng và gây chú ý bằng quảng cáo để tăng độ nhận diện. Netflix quảng cáo chủ yếu trên Youtube và Google Adwords.
-
Interest: giới thiệu bản dùng thử một tháng miễn phí để khách hàng tự trải nghiệm tính năng, chất lượng dịch vụ.
-
Desire: tạo nhu cầu đăng ký các gói dịch vụ với tính năng bổ sung như xem sản phẩm độc quyền, xem trên nhiều thiết bị, tải xuống, chặn quảng cáo…
-
Action: Khách hàng hình thành mong muốn các dịch vụ với gói trả phí. Nhiều gói dịch vụ khách nhau để phù hợp với từng nhu cầu.
Coca Cola ứng dụng AIDA
-
Attention: tiếp cận người dùng bằng cách đề cập thành phần trong mỗi quảng cáo. Đặc biệt là các sản phẩm mới như Diet Coke, sản phẩm không calo, không đường. Phủ sóng rộng rãi với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau.
-
Interest: cách truyền tải thú vị, hương vị sản phẩm giúp hãng thu hút nhiều khách hàng. Các sản phẩm không calo, không đường được yêu thích hơn do người dùng không cần lo lắng vấn đề tăng cân.
-
Desire: sản phẩm phủ khắp các siêu thị, cửa hàng, quầy bán tự động, rạp phim.
-
Action: nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, Coca Cola phủ sóng trên toàn thế giới.
Viết content theo AIDA cần chuẩn bị những gì?
Khi mới bắt đầu, mô hình tiếp thị AIDA có thể gây một số khó khăn cho người viết, tuy nhiên bạn có thể trang bị cho mình một số kiến thức sau để viết content chuẩn AIDA tốt hơn:
-
Định hình khách hàng của bạn là ai: hãy định hình đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới, họ có sở thích gì, nhu cầu gì với sản phẩm. Ngôn ngữ dành cho giới trẻ sẽ cần sự năng lượng, hài hước, ngôn ngữ cho doanh nhân là sự trịnh trọng, lịch sự, khách hàng yêu cái đẹp sẽ mong muốn thay đổi nhan sắc…
-
Hãy sáng tạo nội dung hấp dẫn: nội dung phải luôn mới, theo trend.
-
Tiêu đề “giật tít” khá cần thiết: nhằm thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên của họ.
-
Ngôn ngữ có tính cảm xúc và thôi thúc người đọc
-
Kêu gọi hành động
Một số sai lầm thường gặp khi ứng dụng mô hình AIDA
Trong quá trình viết content theo mô hình AIDA, không ít người mắc một số sai lầm phổ biến như:
-
Chỉ tập trung vào 1 trong 4 bước.
-
Mỗi phần đều không đạt độ “chín”
-
Tiêu đề và nội dung không trùng khớp với nhau
-
Chậm cập nhật trend
-
Thiếu sáng tạo trong nội dung quảng cáo
Mô hình tiếp thị AIDA mặc dù phổ biến từ trước đến nay nhưng chưa bao giờ lỗi thời với mọi doanh nghiệp. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới hình thành hoặc là Content writer, hãy tìm hiểu kỹ về AIDA, mô hình này nhất định sẽ mang lại những kết quả vượt ngoài mong đợi của bạn đó.