Trang chủMarketingCách sử dụng KOC giúp tăng trưởng doanh thu

Cách sử dụng KOC giúp tăng trưởng doanh thu

Thứ Bảy, 3/18/2023, 4:57:44 PMlike 10046
Nếu KOL đã quá quen thuộc trong các chiến dịch tiếp thị thì KOC đã trở thành xu hướng marketing mới trong thời gian gần đây. Vậy KOC là gì? Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp thay thế KOL thành KOC? Sử dụng KOC thế nào gọi là hiệu quả? Cùng Gofiber tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về KOC trong chiến dịch Marketing.
Tìm hiểu về KOC trong chiến dịch Marketing.

KOC là gì?

KOC là viết tắt của "Key Opinion Customer", chỉ những khách hàng quan trọngcó ảnh hưởng đến việc quyết định mua hàng của người khác. Họ thường được các thương hiệu và doanh nghiệp tìm kiếm hợp tác để tạo ra các nội dung truyền thông và quảng cáo nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Nhiệm vụ chính của KOC là thử sản phẩm/dịch vụ và đánh giá theo hướng chuyên mônkhách quan.

Trong chiến lược tiếp thị, KOC được xem là một nhân tố quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực thời trang, làm đẹp, du lịch, ẩm thực…

Khái niệm về KOC.
Khái niệm về KOC.

Sự khác nhau giữa KOC và KOL

Nhìn chung, KOC và KOL đều là người có tầm ảnh hưởng trong quyết định mua hàng của người theo dõi họ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ thấy họ có những khác biệt nhất định:

  • Độ phổ biến: Đầu tiên là phải nói đến là độ phổ biến. KOL là những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, số lượng người theo dõi của họ thường lớn hơn so với KOC. KOL có thể là người nổi tiếng, người mẫu, diễn viên, hoặc là những chuyên gia trong một lĩnh vực. Trong khi đó, KOC có thể là bất kỳ khách hàng nào đã sử dụng sản phẩm và có kinh nghiệm thực tế về nó.
  • Tính chuyên môn: KOL thường có chuyên môn và kiến thức sâu về lĩnh vực của mình, trong khi KOC không nhất thiết phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Họ đứng trên cương vị người mua hàng, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra nhận xét mang tính khách quan. 
  • Tính chủ động trong lựa chọn sản phẩm: KOL thường được các thương hiệu đến hỏi ý kiến hoặc mời họ hợp tác, trong khi KOC thường là người tìm kiếm sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm của mình một cách tự nguyện.
  • Mục tiêu tiếp thị: KOL thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo cụ thể hoặc các chiến dịch về thương hiệu để tăng độ tin cậy và sức ảnh hưởng của sản phẩm, trong khi KOC thường được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông xã hội và giúp tăng cường mối quan hệ khách hàng.
Sự khác nhau giữa KOC và KOL.
Sự khác nhau giữa KOC và KOL.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về vai trò và tầm ảnh hưởng của KOL trong chiến dịch Marketing, mời bạn xem bài Thực hiện chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả trong 5 bước 

Vì sao nên sử dụng KOC trong chiến dịch Marketing?

Tính xác thực

Những thông tin từ KOC thường được đánh giá là đáng tin cậy hơn KOL bởi vì KOC cung cấp những thông tin thực tế và hữu ích, từ đó tăng khả năng quyết định mua của khách hàng. 

Công chúng có xu hướng gửi gắm niềm tin vào những thương hiệu được KOC đánh giá cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng.

Tiết kiệm chi phí

Thay vì hợp tác với KOL, doanh nghiệp có thể hợp tác với KOC để giảm thiểu chi phí. KOC thường nhận được khoản thanh toán thấp hơn do thương hiệu chỉ phải trả tiền dựa trên số lượng tương tác hoặc số lượng đơn hàng thành công. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc sử dụng KOL.

Tăng doanh thu

Các thương hiệu có thể tự tìm kiếm và tiếp cận KOC phù hợp, gửi sản phẩm đến cho họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét. Những đánh giá chân thật và chủ quan từ KOC được chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội sẽ lan tỏa đến khách hàng tiềm năng và góp phần quyết định hành vi mua sắm của họ.

những lý do nên sử dụng KOC trong chiến dịch Marketing.
Những lý do nên sử dụng KOC trong chiến dịch Marketing.

Cách đánh giá hiệu quả của KOC

Sau khi đã biết vì sao doanh nghiệp nên dùng KOC trong hoạt động Marketing của mình, chúng ta cùng đến với cách đánh giá hiệu quả của KOC để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

3 tiêu chí đánh giá hiệu quả của KOC.
3 tiêu chí đánh giá hiệu quả của KOC.

1. Relevant (Tương thích)

Chỉ số Relevant đánh giá mức độ phổ biến và tiếp cận của Influencer trong từng lĩnh vực. Đây cũng là phép đo giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ phù hợp của các Influencer với lĩnh vực kinh doanh của mình. Nếu Influencer hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn và thường xuyên chia sẻ thông tin liên quan, chỉ số Relevant sẽ cao, thường dao động từ 60-70%, qua đó giúp tăng cường sự hiệu quả cho chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp.

2. Performance (Hiệu quả)

Đây là tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động truyền thông và quảng cáo trực tuyến. Kết quả đánh giá sẽ phản ánh mức độ tương tác của khách hàng với thông điệp quảng cáo, doanh thu, tăng trưởng số lượng khách hàng, tốc độ phát triển thương hiệu… KOC càng mang đến những nội dung sáng tạo và chất lượng sẽ càng được khách hàng tin tưởng, quan tâm.

3. Growth (Tăng trưởng)

Để đạt hiệu quả tối đa trong chiến dịch Marketing, thương hiệu phải thường xuyên cập nhật và đổi mới nội dung để phù hợp với thông tin về sản phẩm và xu hướng tiêu dùng hiện tại. Thông qua việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, thương hiệu sẽ lựa chọn các KOC có lượng fan đông đảo và phù hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận để tăng cường hiệu quả cho chiến dịch quảng bá của mình.

Trên là những điều cần biết về KOC cũng như cách đánh giá KOC trong chiến dịch Marketing. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ sử dụng KOC phù hợp để mở rộng độ nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.

Đừng quên mỗi ngày vào mục Marketing + Kinh doanh của Gofiber để cập nhật các kiến thức hữu ích về Marketing và Kinh doanh nhé!

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ