Marketing là gì?
Từ lâu, con người đã biết đến khái niệm quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Ngày nay, khi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ cùng sự năng động của thế hệ GenZ thì nhu cầu về marketing lại càng có thêm nhiều điều đổi mới.
Những khái niệm marketing trước đây
Nhiều người cho rằng, những điều cơ bản về marketing có lẽ cũng chỉ xoay quanh về bán hàng, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng hay quảng cáo. Tuy nhiên, khái niệm về marketing mỗi thời kỳ lại có những thay đổi mới. Chẳng hạn như:
-
Chuyên gia Reedy đã định nghĩa marketing vào những năm 2000 là bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Những hoạt động này sẽ thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và internet, giao thông, TV…
-
Vào năm 2008, theo PR Smith và Dave Chaffey e-marketing là hoạt động doanh nghiệp thực hiện mục tiêu marketing thông qua công nghệ điện tử để kết nối với khách hàng.
-
Vào năm 2009, Stokes cho rằng marketing online là quá trình marketing thực hiện ở không gian internet để kết nối với khách hàng.
-
Gary Armstrong cùng Philip Kotler đã dùng thuật ngữ Online marketing để gọi mọi nỗ lực tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng thông qua internet.
Ngoài ra, còn nhiều khái niệm về marketing khác. Mỗi thời kỳ lại có những khái niệm khác nhau và là cơ sở để chúng ta phát triển đến khái niệm “marketing” hiện tại.
Marketing hiện đại
Vào thời điểm hiện tại, khái niệm về marketing của Philip Kotler được xem là chuẩn nhất. Ông cho rằng:
“Marketing là một hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của chính họ thông qua việc trao đổi.”.
Tuy nhiên, khi thời điểm trí tuệ nhân tạo AI đang phát triển ngày nay, việc marketing chưa chắc “là hoạt động của con người” như trước đây nữa. Nhìn chung, điều cốt lõi vẫn là nhu cầu, sự trao đổi, hài lòng cùng mối quan hệ trên thị trường. Bất kỳ một nhà kinh doanh nào cũng mong muốn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả.
10 hình thức marketing phổ biến hiện nay
Sự thay đổi về hình thức quảng cáo cũng khiến những điều cơ bản về marketing có sự thay đổi. Một trong số đó là các hình thức marketing hiện tại đã phát triển hơn so với trước đây. Và 10 hình thức marketing nổi bật nhất của thời đại 4.0 có thể kể đến như:
1. Marketing truyền miệng
Nếu như những chiến dịch quảng cáo khác có khi phải tốn nhiều tiền bạc, công sức lẫn thời gian thì những “tin đồn” từ bạn bè, người thân lại thúc đẩy cá nhân mua hàng nhiều hơn. Trong một báo cáo từ Nielsen, có đến 92% người tin dùng tin tưởng vào marketing truyền miệng. Tức là một người được bạn bè, người thân cho thấy họ phấn khích về một thương hiệu thì họ sẽ có khả năng mua hàng tốt hơn.
2. Digital marketing (Marketing kỹ thuật số)
Digital marketing là việc cá nhân, doanh nghiệp sử dụng internet, thiết bị di động, công cụ tìm kiếm hoặc phương tiện truyền thông để tiếp cận đến người tiêu dùng. Digital marketing thường chỉ nhắm vào một phân khúc khách hàng cụ thể và có thể tương tác với nhãn hàng.
Hình thức marketing này thực sự rất phát triển vì nhu cầu sử dụng internet của xã hội ngày nay không thể thiếu. Nhiều người làm việc, giải trí bằng internet. Môi trường “ảo” là không gian tuyệt vời để doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng hiệu quả hơn.
3. Inbound marketing
Inbound marketing lần đầu xuất hiện vào khoảng 2004 do HubSpot - một công ty phát triển kinh doanh các phần mềm marketing và sales. Inbound marketing chủ yếu thu hút khách hàng bằng cách xây dựng nội dung có ích, “giúp đỡ” người tiêu dùng, đáp ứng được mong muốn của họ.
Ưu điểm lớn nhất của Inbound marketing là có thể bạn không cần các chiến dịch quảng cáo đắt tiền. Thay vào đó, hình thức marketing này sẽ khiến khách hàng chủ động tìm kiếm doanh nghiệp.
4. Search Engine Marketing (SEM)
Search Engine Marketing là thuật ngữ bắt nguồn và phát triển từ Digital marketing. SEM có thể hiểu là “tiếp thị dựa trên công cụ tìm kiếm”. Hình thức marketing này là quá trình bạn thu hút thêm lượt truy cập miễn phí để có xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Tất nhiên, để đạt được điều này thì bạn sẽ phải trả tiền để quảng cáo của mình.
5. Video marketing
Video marketing là một trong những điều cơ bản về marketing mới nhất mà marketer mới vào nghề nào cũng cần phải biết đến nó. Về cơ bản, bạn sẽ phải dùng video để tiếp thị cho sản phẩm/ dịch vụ nào đó.
Mục đích của Video marketing nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến người tiêu dùng. Ưu điểm của Video marketing là nó truyền tải nhanh nội dung mà bạn muốn truyền tải cho khách hàng.
6. Social Marketing
Social Marketing là tiếp thị thông qua mạng xã hội như Facebook , Tiktok… Cá nhân, doanh nghiệp thường phát triển “fanpages” để tăng độ nhận dạng thương hiệu. Việc làm của hình thức Social Marketing thường là đăng bài (hình ảnh, status, video), thậm chí là chạy quảng cáo.
7. Influencer marketing
Influencer marketing là một trong những điều cơ bản về marketing trong đó bạn sẽ phải tiếp thị bằng việc sử dụng người có sức ảnh hưởng trong mạng xã hội. Đây cũng là xu hướng marketing khi ngày càng có nhiều người tin tưởng các KOL, KOC nhiều hơn.
8. Affiliate marketing
Affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Về cơ bạn thì bạn nhận được tiền hoa hồng khi quảng bá trực tuyến cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nào đó. Affiliate marketing thường kết hợp cùng Influencer marketing bởi khi khách hàng tin tưởng lời quảng cáo từ Influencer thì họ sẽ mua trực tiếp thông qua link liên kết.
9. Email marketing
Một trong những điều cơ bản về marketing khác như email marketing cũng được đại đa số doanh nghiệp chú ý đến. Email marketing hiện nay mang hiệu quả tốt hơn SMS marketing vì ngày nay hầu như từ doanh nghiệp đến cá nhân đều sở hữu một hoặc nhiều tài khoản email.
10. Event Marketing
Một vài doanh nghiệp sẽ thực hiện tài trợ các sự kiện (hoặc chính họ tự tổ chức) với điều kiện là bộ mặt doanh nghiệp/ cá nhân đó phải được xuất hiện trong sự kiện đó. Đây là cách marketing phù hợp nhất với đơn vị nào có kinh phí lớn.
Những quyết định cơ bản về marketing (4P trong marketing)
Một trong những điều cơ bản về marketing khác mà marketer cũng cần lưu ý đó là các quyết định khi thực hiện chiến dịch marketing. Các quyết định này được chia là 4P như sau:
-
Về sản phẩm: sản phẩm phải mang lại đúng giá trị mà doanh nghiệp cam kết với khách hàng. Chẳng hạn như thỏa mãn tính năng, nhãn hiệu, bao bì, chủng loại.
-
Về kênh phân phối: xem xét về khả năng tài chính, sức cạnh tranh, chu kỳ sống sản phẩm/ dịch vụ. Các kênh phân phối chia là: kênh 0 (nhà sản xuất - khách hàng), kênh 1 (nhà sản xuất - bán lẻ - khách hàng), kênh 2 (nhà sản xuất - bán sỉ - bán lẻ - khách hàng) và kênh 3 (nhà sản xuất - đại lý - bán sỉ - bán lẻ - khách hàng).
-
Về giá cả: một số phương pháp định giá như chi phí, dựa vào cạnh tranh, thời giá, đấu thầu kín, số khách hàng…
-
Về truyền thông: là giai đoạn quảng bá, tạo lòng tin, thuyết phục khách hàng chi tiền cho sản phẩm/ dịch vụ.
Nên áp dụng marketing truyền thống hay marketing online?
Lựa chọn hình thức marketing truyền thống hay online đang khiến không ít người “đau đầu” và cũng là những điều cơ bản về marketing mà marketer cần lựa chọn phù hợp.
Đối với hình thức marketing truyền thống như quảng cáo qua TV, truyền đơn… thì khâu tính toán lợi tức đầu tư khá khó khăn. Thậm chí, doanh nghiệp còn cần phải bỏ số tiền lớn nhiều hơn để marketing (trong khi không phải doanh nghiệp mới thành lập nào cũng đáp ứng được).
Trong khi đó, marketing online thường ít tốn kém hơn. Một số doanh nghiệp thậm chí chỉ bỏ ít chi phí nhưng nếu đi đúng hướng thì hiệu quả vẫn không kém cạnh các đơn vị bỏ nhiều chi phí. Sau mỗi chiến dịch, marketer cũng dễ dàng tính toán độ hiệu quả của chiến dịch marketing đó bằng cách phần mềm, ứng dụng hỗ trợ hơn.
Tuy nhiên, một số nhãn hàng lớn vẫn lựa chọn hình thức marketing truyền thống xen kẽ cùng marketing online. Với trường hợp này, hầu như họ cần phủ sóng thương hiệu để khách hàng “ghi nhớ” nhiều hơn.
Xu thế marketing online hiện đại
Vậy những điều cơ bản về marketing nào xoay quanh xu thế marketing online hiện nay? Thông thường, các xu thế sẽ liên quan đến các vấn đề như:
Nhu cầu của người tiêu dùng
Điểm cốt lõi của quảng cáo sản phẩm là bạn cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, nếu họ cần đồ ăn, một món ngon nào đó, truyền thống, giá cả phải chăng thì bạn có thể xây dựng chiến lược dựa trên các điều trên. Hay con người có nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi thì họ cần một chuyến du lịch, game, sách, chương trình hài hước… Và nếu nhu cầu của con người không được đáp ứng? Chắc chắn họ sẽ rất bứt rứt, khó chịu.
Sản phẩm
Một “sản phẩm” sẽ bao gồm những gì doanh nghiệp mang đến thị trường và tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình (dịch vụ). Khách hàng sẽ là những người chịu chi tiền để mua sản phẩm/ dịch vụ mà nó mang lại lợi ích cho họ. Vì vậy mà không ít marketer cần trả lời được câu hỏi “sản phẩm này mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?”.
Lợi ích
Con người đưa quyết định mua sản phẩm của ai, giá cả như thế nào, số lượng bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào khoản thu nhập của họ, mức độ hiểu biết và kinh nghiệm. Chẳng hạn, một loại son dưỡng môi nhưng có những phân khúc giá khác nhau như Nivea phân khúc bình dân hay Dior phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp.
Chi phí
Là toàn bộ chi phí khách hàng cần chi ra để sở hữu sản phẩm. Và để một khách hàng chi trả cho một sản phẩm/ dịch vụ thì người bán cần tìm hiểu xem họ có đáp ứng nhu cầu và thu hút khách hàng hay không.
Thỏa mãn khách hàng
Một trong những điều cơ bản về marketing khác bạn cũng cần lưu ý là sự thỏa mãn. Về cơ bản, nó là cảm xúc khách hàng thông qua việc mua sản phẩm. Sự thỏa mãn này thường diễn ra với 3 cấp độ: không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng vượt mong đợi.
Đàm phán và thị trường
Thị trường sản phẩm như thế nào là một trong những điều cơ bản về marketing khác bạn cần quan tâm. Về cơ bản, thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau và trao đổi hàng hóa. Chẳng hạn như chợ, siêu thị, sàn thương mại điện tử…
Trao đổi và giao dịch
Trao đổi là một trong những cách để con người có được sản phẩm. Mua bán cũng là một cách để trao đổi hàng hóa và nhiệm vụ của marketing là kích thích hoạt động này diễn ra liên tục.
Trong khi đó, giao dịch thường gắn liền với một hệ thống pháp luật vì nó rất dễ phát sinh mâu thuẫn. Trong marketing, nó chỉ giới hạn trong phần “nghiên cứu giao dịch”. Marketing giao dịch sẽ gắn liền cùng marketing quan hệ như hứa hẹn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, lợi ích…
Những kiến thức trên chỉ là một phần nhỏ trong những điều cơ bản về marketing. Marketing là một lĩnh vực rất rộng lớn, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn khởi đầu hiệu quả khi tìm hiểu về lĩnh vực này.