Trang chủMarketingPhân tích và đánh giá mô hình kinh doanh của Amazon

Phân tích và đánh giá mô hình kinh doanh của Amazon

Thứ Bảy, 8/5/2023, 11:33:29 AMlike 526
Mô hình kinh doanh của Amazon là một trong những mô hình kinh doanh thành công mà mọi doanh nghiệp đều nên tham khảo và học hỏi. Để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về mô hình này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá khách quan nhất về đối với hình thức kinh doanh của Amazon. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

Tổng quan về Amazon

Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Mỹ. Tập đoàn này tập trung vào nhóm ngành điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kỹ thuật số và thương mại điện tử. Amazon có thể coi là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới và đã thay đổi tư duy trong ngành công nghiệp hiện đại.

Amazon được thành lập vào ngày 5 tháng 7 năm 1994 bởi Jeff Bezos. Trong thời gian đầu, công ty kinh doanh như một nhà phân phối trực tuyến cho sách. Sau này, Amazon mới mở rộng thêm việc kinh doanh cho các nhóm ngành khác như đồ điện tử, trò chơi video, phần mềm, đồ nội thất, may mặc, đồ chơi, trang sức và thực phẩm.

Vào năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart và trở thành đơn vị bán lẻ giá trị nhất tại Mỹ tính theo giá trị vốn hóa thị trường.

Năm 2017, Amazon mua lại Whole Foods Market, thương vụ này khiến Amazon tăng sự hiện diện với tư cách là nhà bán lẻ truyền thống.

Năm 2018, Bezos tuyên bố Amazon Prime đã có hơn 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Đến thời điểm hiện tại, Amazon trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới trên trực tuyến. Chính vì điều đó, mô hình kinh doanh của Amazon được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là người làm trong nhóm ngành marketing.

Mô hình kinh doanh Amazon
Mô hình kinh doanh Amazon

Phân tích mô hình kinh doanh của Amazon

Tại Việt Nam, Amazon nổi tiếng là trang thương mại điện tử chuyên kinh doanh sách. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Amazon còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác.

Sản phẩm Amazon cung cấp cho khách hàng là gì?

Amazon thực tế có nhiều nguồn thu thông qua việc kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ với sự đa dạng chưa từng có. Hiện nay, chúng ta có thể kể đến 3 nguồn doanh thu chính, bao gồm doanh thu từ bán lẻ trực tuyến, cung cấp dịch vụ lưu trữ AWS và quảng cáo trực tuyến:

  • Doanh thu từ bán lẻ trực tuyến: Amazon có nguồn thu chính từ bán lẻ trực tuyến thông qua sàn thương mại điện tử Amazon. Các mặt hàng kinh doanh trên sàn chủ yếu chia làm 3 loại:

+ Hàng hóa của chính Amazon: Amazon trực tiếp tạo sản phẩm, quản lý, đăng bán.

+ Hàng hóa từ đối tác của Amazon: các mặt hàng này thường được đăng bán từ đại lý đã đăng ký với Amazon.

+ Hàng hóa đăng bán bởi seller: hàng hóa có sự đa dạng về chủng loại và giá cả.

  • Doanh thu từ Amazon Web Services (AWS): đây là một dịch vụ đám mây cung cấp bởi Amazon. Dịch vụ này có thể hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ cũng như quản lý các ứng dụng trên nền tảng này.

  • Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến: Amazon cũng cung cấp các dịch vụ quảng cáo trực tuyến, bao gồm quảng cáo trên website của Amazon và cả trên các trang web bên ngoài khác.

Ngoài ra, Amazon phát triển không ngừng nên đã sở hữu không ít công ty con khác chuyên về từng lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

  • Phân phối và tải nhạc trực tuyến.

  • Xuất bản.

  • Là hãng phim và truyền hình.

  • Sản xuất hàng điện tử.

  • Các công ty con khác như: Twitch, Ring hay Whole Foods Market và IMDb.

    Amazon kinh doanh nhiều mặt hàng/ dịch vụ khác nhau
    Amazon kinh doanh nhiều mặt hàng/ dịch vụ khác nhau

Đối tượng khách hàng Amazon phục vụ là ai?

Như chúng ta thấy ở trên, mô hình kinh doanh của Amazon có đa dạng các mặt hàng và dịch vụ. Vì thế mà chúng ta cũng có thể nhận thấy, với quy mô kinh doanh lớn, Amazon có lượng khách hàng khổng lồ và trải dài trên nhiều đối tượng khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, họ chủ yếu mua sắm các mặt hàng cá nhân trên Amazon (tại thị trường nước ngoài như Mỹ hay các nước châu Âu thường dễ mua hàng hơn). Các sản phẩm từ sàn thương mại điện tử hay các dịch vụ giải trí phục vụ chủ yếu cho cá nhân hoặc gia đình.

Đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, Amazon cung cấp các công cụ, nền tảng, dịch vụ để hỗ trợ họ bán sản phẩm của chính họ trên sàn Amazon.

Đối với nhóm doanh nghiệp lớn, họ thường sử dụng Amazon để mua các mặt hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh như văn phòng phẩm, dịch vụ điện toán đám mây AWS.

Đối với người bán hàng trên Amazon, tập đoàn cung cấp một nền tảng bán hàng cho nhà bán lẻ và nhà sản xuất.

Với các công ty con của Amazon, họ sẽ cung cấp các dịch vụ khác như Amazon Prime, Amazon music hay Amazon video… Từ sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho đến nhóm hỗ trợ kinh doanh, chúng ta đều thấy sự có mặt của Amazon.

Amazon hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên đối tượng khách hàng vô cùng đa dạng
Amazon hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên đối tượng khách hàng vô cùng đa dạng

Các chiến lược mô hình kinh doanh của Amazon

Mặc dù Amazon là tập đoàn lớn với quy mô kinh doanh khổng lồ, tuy nhiên nó vẫn không ngừng mở rộng và đổi mới thêm các nhóm ngành khác. Và để “theo kịp” xu hướng và nhu cầu, Amazon cũng có những chiến lược kinh doanh riêng và độc đáo để theo kịp xu hướng.

Đầu tiên, Amazon tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất (hoặc nhanh nhất) cho khách hàng. Mục tiêu của họ là giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ mà họ cần và đáp ứng nó nhanh, hoàn hảo nhất có thể.

Bên cạnh việc kinh doanh thương mại điện tử, Amazon cũng không ngừng đầu tư vào nhóm ngành công nghệ. Xu hướng công nghệ hóa, trí tuệ nhân tạo AI cũng là chiến lược mới trong mô hình kinh doanh của Amazon. Điển hình như Amazon đã và đang áp dụng robot, công nghệ AI trong hệ thống vận chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm và cả dịch vụ lưu trữ dữ liệu AWS.

Amazon cũng là một trong những đơn vị thực hiện truyền cảm hứng cho khách hàng từ chính website của mình. Ví dụ, gần đây, Amazon đã thử dịch vụ “thử giày” trước khi khách hàng mua hàng thực sự. Có thể thấy, Amazon là nơi lý tưởng để khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm bằng chính đánh giá, phản hồi từ người mua hàng trước. Thậm chí là chính mình “thử nghiệm” như ví dụ trên.

Nói tóm lại, Amazon tập trung chiến lược kinh doanh chính với 5 chiến lược cơ bản nhưng không bao giờ lỗi thời:

  • Tích cực và chấp nhận rủi ro.

  • Luôn đổi mới những điều mới mẻ, phát triển tập đoàn không ngừng.

  • Xây dựng hệ thống hỗ trợ hàng đầu.

  • Truyền cảm hứng cho khách hàng.

  • Áp dụng trí tuệ nhân tạo AI.

    Robot Amazon được xem là đánh dấu bước tiến cho thời đại mới
    Robot Amazon được xem là đánh dấu bước tiến cho thời đại mới

Mô hình kinh doanh của Amazon sắp tới

Trong những năm gần đây, mặc dù Amazon là “gã khổng lồ” trong kinh doanh bán lẻ và công nghệ, nhưng “gã khổng lồ” này cũng gặp không ít cạnh tranh với những cái tên mới nổi khác. Vì thế mà mô hình kinh doanh của Amazon trong tương lai luôn được đổi mới để phù hợp với xu hướng.

Điển hình như, trong thời gian gần đây, Amazon đang tích cực đầu tư vào nhóm ngành công nghệ như trí tuệ nhân tạo, robot, tối ưu hóa logistic nhằm mang lại những trải nghiệm, dịch vụ mua sắm tiện ích nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, Amazon cũng mở rộng các sản phẩm cốt lõi trên sàn thương mại điện tử.

Dược phẩm và thực phẩm là hai nhóm lĩnh vực đang được tập đoàn này tập trung phát triển trong thời gian gần đây. Bằng chứng là họ đã đưa ra những dịch vụ để phục vụ cho chiến lược này như Amazon Fresh - một “cửa hàng tạp hóa” kỹ thuật số chuyên cung cấp trái cây tươi, rau quả và thịt.

Cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh tiện lợi
Cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh tiện lợi

Đánh giá mô hình kinh doanh của Amazon

Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hình thức hoạt động của mô hình kinh doanh của Amazon cụ thể như sau:

Mô hình doanh thu

Amazon mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng hình thức kinh doanh thương mại điện tử vẫn là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Amazon. Sàn thương mại điện tử cũng là nền tảng cho các hoạt động khác và giúp tập đoàn có nhiều lợi thế hơn trong việc tiếp cận khách hàng nhanh - chuẩn - chất lượng.

Mô hình xoay vòng dòng tiền

Amazon từ trước đến nay đều hoạt động theo cách “sẵn sàng nhận giảm tỷ suất lợi nhuận” trên các cửa hàng trực tuyến. Chính vì vậy mà ở vị trí người mua, bạn có thể nhận thấy rằng mua hàng trên Amazon thường có cái giá rất rẻ so với những sàn thương mại hoặc cửa hàng trực tiếp.

Tuy nhiên, các mặt hàng “rẻ” của Amazon đều được đặt theo sự linh hoạt của thị trường chứ chẳng phải “phá giá” như nhiều người đồn đoán. Cách làm này của Amazon tạo ra các khoản thu hộ từ khách hàng và chuyển cho nhà cung cấp. Quá trình này rút ngắn thời gian thanh toán và tăng tốc độ tăng trưởng đầu tư.

Amazon hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau
Amazon hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau

Hoạt động quảng cáo

Nhìn chung, mô hình kinh doanh của Amazon liên tục phát triển qua các năm, để đạt được sự “tăng trưởng” đó, chúng ta không thể không kể đến hoạt động quảng cáo.

Hoạt động quảng cáo của Amazon thông qua 4 chiến lược cơ bản sau:

  • Chiến lược sản phẩm: Amazon hoạt động chủ yếu cùng các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, họ không chỉ tạo không gian bán hàng là sàn thương mại điện tử mà còn cung cấp AWS (lưu trữ đám mây) hỗ trợ cho mọi doanh nghiệp.

  • Chiến lược địa điểm: hoạt động quảng cáo của Amazon diễn ra chủ yếu trên không gian mạng thông qua các trang web như Amazon.com, Audible.com (công ty con) và cả một cửa hiệu sách vật lý tên Amazon Books tại Seattle nhằm tiếp cận khách hàng muốn đánh giá sản phẩm trước khi mua.

  • Chiến lược khuyến mãi: hoạt động quảng cáo của Amazon không thể thiếu các chiến lược khuyến mãi nhằm thuyết phục khách hàng truy cập vào trang web. Quảng cáo cũng là phương tiện chính để Amazon tiếp cận với thị trường mục tiêu.

  • Chiến lược giá cả: điển hình như Amazon Smile - quyên góp phần trăm doanh thu cho tổ chức từ thiện. Chương trình này vừa nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng lẫn quảng bá cho tập đoàn.

    Quảng cáo trên Amazon
    Quảng cáo trên Amazon

>> Xem thêm: Amazon PPC là gì? 5 bước hướng dẫn tạo chiến lược Amazon PPC

Mô hình tài chính

Trong nhiều năm liền, các nhà phân tích tài chính đã bối rối trước mô hình kinh doanh của Amazon. Bởi lẽ, họ nhận thấy có sự thiếu hụt về lợi nhuận, giá thành so với tỷ lệ thu nhập (tính theo cấp số nhân). Thậm chí nhiều người còn cho rằng lợi nhuận của Amazon chỉ là “bong bóng’’ mà thôi.

Tuy nhiên, thực tế chúng ta đều thấy, Amazon đã và đang phát triển không ngừng. Tập đoàn thay vì chỉ tập trung vào gia tăng tỷ suất lợi nhuận thì họ quyết định thúc đẩy, tạo các dòng tiền để tái đầu tư.

Hiệu quả mô hình kinh doanh của Amazon hiện nay

Tính đến quý 1 năm 2020, doanh thu thuần của Amazon đã tăng đến 26,3%. Hoạt động Operating income lại giảm 9,7%, nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của Covid-19 về chi phí bán hàng, vận chuyển, hậu cần và marketing.

Trên đây là phân tích và đánh giá mô hình kinh doanh của Amazon. Có thể thấy, doanh nghiệp muốn phát triển thì cần xây dựng một mô hình kinh doanh đúng đắn, kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau để tối thiểu doanh thu.

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ