Revenue là gì?
Trong hoạt động kinh doanh, khái niệm revenue là một trong những chỉ số quan trọng. Và khi nhắc đến revenue là gì, bạn chắc chắn cũng cần tìm hiểu các khái niệm kèm theo như Gross revenue và Net revenue.
1. Revenue là gì?
Revenue có nghĩa là doanh thu. Nó thể hiện tổng số tiền khi một công ty, doanh nghiệp (hoặc tổ chức) đạt được thông qua hoạt động kinh doanh (như bán hàng, cung cấp dịch vụ) hoặc hoạt động ngoài kinh doanh (như đầu tư tài chính).
2. Gross Revenue?
Gross revenue là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua việc kinh doanh. Số tiền này vẫn chưa trừ đi các khoản chi phí đầu vào và thuế. Các chi phí của Gross revenue thường bao gồm: nguyên liệu, chi phí vận hành, chi phí nhân sự, thuế.
Ví dụ: một công ty bán thiết bị điện tử với giá là 50.000 đồng, một tháng họ bán được 100 chiếc. Vậy thì Gross revenue của công ty trong tháng đó sẽ là 100 x 50.000 = 5.000.000 đồng.
3. Net Revenue?
Net revenue là doanh thu thuần (lợi nhuận) của doanh nghiệp. Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua việc kinh doanh. Số tiền đó đã trừ đi mọi khoản chi phí như tiền vốn, tiền thuế.
Ví dụ: một công ty bán thiết bị điện tử với giá 50.000 đồng. Trong đó, 44.000 là giá vốn bỏ ra, 1.000 là tiền thuế. Một tháng công ty bán được 100 chiếc. Vậy thì Net revenue là 100 x (50.000 - 44.000 - 1.000) = 500.000 đồng.
Phân biệt Revenue, Income và Sales
Nhiều người lầm tưởng giữa 3 khái niệm revenue, income và sales. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm này, hãy theo dõi bảng so sánh sau:
Revenue |
Incomes |
Sales |
- Revenue được dịch là “doanh thu”. Khái niệm này để chỉ một số tiền nào đó mà doanh nghiệp nhận được từ việc kinh doanh. - Revenue là một phần của Revenue |
- Incomes được dịch là “thu nhập”. Khái niệm này dùng để chỉ khoảng gia tăng (hoặc giảm bớt) về lợi ích kinh tế thông qua giá trị tài sản. - Incomes dương thì vốn chủ sở hữu tăng, ngược lại thì tạo các khoản nợ. - Incomes bao gồm Revenue và một số khoản thu khác. |
- Sales được dịch là “doanh số”. Khái niệm này là phần doanh thu từ hoạt động chính của doanh nghiệp như bán hàng, cung cấp dịch vụ. - Doanh số được tính bằng số sản phẩm, gói dịch vụ bán ra bên ngoài trong một kỳ kế toán. - Sales là một phần của Revenue. |
Cách tính revenue
Revenue được tính theo hai công thức là Gross revenue và Net revenue, cụ thể như sau:
Công thức Gross revenue:
Gross revenue = Giá bán x số hàng hóa bán ra + các khoản phụ thu khác.
Công thức Net revenue:
Net revenue = Gross revenue - (chi phí sản xuất + chi phí nhân công + chi phí marketing + chiết khấu + thuế + chi phí khác).
Ý nghĩa của revenue
Revenue được xem là chỉ số chính, quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa của nó rất đặc biệt, bởi:
-
Revenue ghi nhận số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ hàng háng đến khi bán ra và từ đó nó phản ánh tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
-
Nhờ có số liệu của revenue, đội ngũ lãnh đạo có thể điều chỉnh kế hoạch bán hàng và marketing sao cho phù hợp nhất.
-
Revenue cũng đảm bảo dòng doanh thu ổn định và là cơ sở để doanh nghiệp chi trả cho các khoản phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Chẳng hạn như chi phí thuê nhân sự, mua sắm thiết bị, nguyên liệu, thuê mặt bằng, R&D,...
-
Khi revenue đạt kết quả như mong đợi, điều đó có nghĩa là hoạt động kinh doanh tốt. tốc độ lưu chuyển vốn và quay vòng vốn sẽ tốt hơn.
-
Doanh nghiệp có lượng vốn dồi dào để đầu tư tái sản xuất, kinh doanh, giảm áp lực cho nguồn vốn bên ngoài (ngân hàng).
Phân loại Revenue
Về phân loại, revenue được chia làm hai nhóm chính là operating revenues (doanh thu hoạt động) và non-operating revenues (doanh thu ngoài hoạt động):
-
Operating revenues (doanh thu hoạt động): đến từ hoạt động kinh doanh chí (Sales revenue). Doanh thu này đến từ việc bán hàng hóa, thu phí dịch vụ, tiếp thị nội bộ giữa các công ty con hoặc giữa công ty con và tập đoàn mẹ.
-
Non-operating revenues (doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh): phức tạp hơn, bao gồm 3 hình thức (Interest revenue & Dividend revenue, Rent revenue và Extraordinary Revenues)
-
Interest revenue & Dividend revenue: doanh thu từ hoạt động tài chính, cổ tức như tiền lãi trái phiếu, ngoại tệ, lãi trả góp, lãi tiền gửi ngân hàng, chuyển nhượng vốn…
-
Rent revenue: tiền cho thuê mặt bằng, thuê tài sản, thuê cơ sở hạ tầng, thuê máy móc…
-
Extraordinary Revenues (Doanh thu bất thường): tiền từ những nguồn hoạt động không diễn ra thường xuyên như dư từ nợ phải trả, bán hàng hóa/ nguyên vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất, tiền thanh lý hàng hóa, thanh lý tài sản…
Cách tạo Revenue hiệu quả
Tăng giá trị cho revenue luôn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, và để đạt điều đó, bạn có thể thử các cách tạo revenue hiệu quả dưới đây:
1. Sử dụng Outbound Marketing
Outbound marketing là một trong những hình thức cổ điển của marketing. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đi tiên phong khi tìm khách hàng và họ sẽ muốn khách hàng biết đến sản phẩm mà mình kinh doanh. Hoạt động outbound marketing thường thông qua nhiều kênh thông tin như gặp trực tiếp, telesale hay truyền hình…
>> Xem thêm: Inbound Marketing và Outbound Marketing khác nhau như thế nào?
2. Dùng tiếp thị để tăng năng suất bán hàng
Áp dụng chiến lược tiếp thị hợp lý nhằm tăng năng suất bán hàng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng thực hiện và muốn nó đạt hiệu quả tốt nhất. Để tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp thường chủ động lên kế hoạch tiếp thị, thử nghiệm, theo dõi kết quả và không ngừng đổi mới để tối đa hóa doanh số bán hàng.
Khi tiếp thị sản phẩm, việc nghiên cứu thị trường để tìm thông điệp cho từng đối tượng mục tiêu cũng quá trọng không kém. Hãy tưởng tượng, bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng đồ gia dụng thì đối tượng chủ yếu sẽ là chị em phụ nữ, nội trợ phải không nào?
3. Xem lại các chiến lược định giá
Một số sản phẩm/ dịch vụ khá nhạy cảm về chiến lược giá cả. Vì thế, việc xây dựng bảng giá cho sản phẩm/ dịch vụ cực kỳ quan trọng. Hãy ưu tiên phân tích đối thủ trước khi đưa ra quyết định tăng hay giảm giá.
4. Mở rộng các kênh phân phối
Trong thời đại công nghệ số, việc kinh doanh không còn chỉ gói gọn tại cửa hàng như trước nữa. Hãy thử thay đổi, mở rộng các kênh bán hàng để tăng doanh số. Các kênh bán hàng thương mại điện tử như Facebook, Tiktok shop, Shopee, Lazada… hứa hẹn là môi trường kinh doanh mới cho bạn.
Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu một cách cẩn thận về các tác động trong việc bán hàng online, bán buôn, bán lẻ, phân phối,... nhằm dự đoán, đưa ra phương pháp bán hàng phù hợp.
Tóm lại, việc tìm hiểu về revenue là gì sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo ổn định và phát triển việc kinh doanh. Vì thế, chúng tôi hy vọng những kiến thức ở trên có thể giúp ích cho bạn trên con đường kinh doanh hiện tại và tương lai.