facebook-pixel

Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủMarketingSearch Intent là gì? Top 7 cách SEO Search Intent thu hút traffic năm 2023

Search Intent là gì? Top 7 cách SEO Search Intent thu hút traffic năm 2023

Thứ Hai, 6/26/2023, 3:37:53 PMlike 804
Trong lĩnh vực SEO website, thuật ngữ Search Intent là gì và cách SEO Search Intent như thế nào được rất nhiều SEOer tìm hiểu vì nó quan trọng không kém các vấn đề như traffic hay backlink khi SEO web. Vậy thuật ngữ này là gì và quan trọng như thế nào? Cách Search Intent SEO ra sao để thu hút traffic trong năm 2023 này?

Giới thiệu về Search Intent

Search Intent còn được gọi bằng một số cái tên khác, như Keyword Intent hay User Intent. 

Search Intent là gì?

Search Intent là gì? - Search Intent là kỹ thuật dùng để nghiên cứu ý định cuối cùng của khách hàng khi họ bắt đầu tìm kiếm bất kỳ thông tin gì trên công cụ tìm kiếm như Google. Kỹ thuật này đòi hỏi SEOer phải nghiên cứu vấn đề “vì sao khách hàng lại Google thông tin này? Họ đặt câu hỏi gì trong đầu và mong muốn đạt được điều gì?”

Điều này nghe có vẻ khó vì không phải ai cũng có thể “đọc vị” được khách hàng. Việc tìm kiếm “Insight” một ai đó đòi hỏi rất nhiều năm kinh nghiệm. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ phải thất bại nhiều lần trước khi nắm bắt được Search Intent.

Search Intent là gì?
Search Intent là gì?

Tầm quan trọng của Search Intent với SEO website

Vậy điều gì khiến Search Intent lại quan trọng khi SEO website đến như vậy? Các bạn hẳn cũng đã biết, Google sẽ luôn mang kết quả chính xác gần nhất khi người dùng đưa ra truy vấn. Công cụ tìm kiếm có thể thay đổi bảng xếp hạng bài viết nếu nhiều người dùng lặp lại cùng một hành động.

Ví dụ: Bạn tìm kiếm “Cách tải phần mềm photoshop” và click ngay vào bài viết đầu tiên. Nhưng bạn chợt nhận ra nếu thực hiện theo bài viết đó thì bạn sẽ tốn thời gian cả một buổi chiều 4 - 5 tiếng. Vậy là bạn quyết định thoát ra ngoài, click vào bài viết khác. May thay, bài viết đó có cách tải chỉ mất khoảng 1 tiếng mà thôi. Bạn quyết định dừng tại bài viết này và theo dõi kỹ hơn.

Nhiều người dùng thực hiện thao tác trên nhiều lần thì Google sẽ xác định câu “Cách tải phần mềm photoshop” là Search Intent. Bài viết đó sẽ được thăng hạng cao hơn so với bài viết mất 4 - 5 tiếng thực hiện kia.

Ví dụ về các website nằm top đầu khi tìm kiếm với "Cách tải phần mềm photoshop"
Ví dụ về các website nằm top đầu khi tìm kiếm với "Cách tải phần mềm photoshop"

Có thể thấy, Search Intent giúp người dùng đáp ứng được mong muốn của họ tốt nhất. Bất kỳ website nào “thỏa mãn” được điều ấy đều giúp website đó thăng hạng nhanh chóng.

Các loại Search Intent 

Search Intent còn có thể chia làm 4 loại chính dựa theo công cụ nghiên cứu SEO website. Bao gồm: Ý định tìm kiếm thông tin, ý định tìm kiếm giao dịch, ý định tìm điều tra thương mại và ý định tìm kiếm điều hướng.

Các loại Search Intent
Một số cách phân loại Search Intent

Navigational Search Intent - Mục đích tìm kiếm điều hướng

Mục đích điều hướng là người dùng muốn tìm kiếm một trang cụ thể. Khác với các loại Search Intent khác người dùng biết được những gì họ đang tìm kiếm. Chỉ là người dùng "lười" gõ ra toàn bộ dòng url hoặc không chắc chắn về địa chỉ cụ thể đường dẫn trang web đó là gì.

Một số ví dụ về Navigational Search Intent như:

  • Gofiber
  • Đăng nhập gmail
  • Facebook
  • Twitter login

Informational Search Intent - Mục đích tìm kiếm thông tin

Informational Search Intent là người dùng đang muốn tìm hiểu điều gì đó. Những tìm kiếm này thường được diễn đạt dưới dạng câu hỏi và sử dụng các từ như: ai, cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào.

Dưới đây là một vài ví dụ về các từ khóa có mục đích tìm kiếm thông tin:

  • VPS là gì?
  • Du lịch Sài Gòn chơi gì, ăn gì, ở đâu?
  • Thời tiết hôm nay thế nào?
Xác định Search Intent với 4 kiểu thông thường
Xác định Search Intent với 4 kiểu thông thường

Transactional Search Intent - Mục đích tìm kiếm giao dịch

Là loại tìm kiếm mà người dùng đang có ý định sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua -  bán sản phẩm, thuê các dịch vụ, trao đổi hàng hóa,... Thông thường những truy vấn của người dùng có ý định tìm kiếm giao dịch sẽ bao gồm tên sản phẩm/dịch vụ cụ thể và kèm theo một số từ như: mua, đặt, ở đâu, giá, khuyến mại,...

Vì ý định tìm kiếm giao dịch nên sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao, bạn cần ưu tiên tối ưu hơn so với dạng Informational Search Intent/

Một số ví dụ về từ khóa với Intent là tìm kiếm giao dịch như:

  • Mua macbook pro 2023
  • Thuê VPS giá rẻ
  • Đặt vé máy bay từ Sài Gòn về Đà Nẵng
  • Thuê đồ dạ hội

Commercial Investigation Search Intent - Mục đích tìm kiếm điều tra thương mại

Là loại tìm kiếm xuất hiện ở giai đoạn người dùng đang phân vân giữa các thương hiệu và sản phẩm khác nhau. Họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng nên truy vấn của người dùng mang ý định tìm kiếm dưới dạng so sánh, đánh giá để tìm ra sản phẩm tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của mình.

Dưới đây là một số ví dụ về truy vấn điều tra thương mại như:

  • So sánh VPS và Web hosting
  • Review kem chống nắng 
  • Điện thoại dưới 10 triệu
  • Đánh giá Iphone 14

Lợi ích của việc tối ưu Search Intent

Đối với SEO

Đối với SEO, Search Intent là một yếu tố quan trọng vì nó giúp đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Việc tối ưu Intent sẽ giúp tăng traffic website của bạn và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi không chỉ trên trang bán hàng mà còn trên các trang cung cấp thông tin.

Có một số lợi ích chính khi đáp ứng đúng User Intent trong SEO:

  • Giảm tỷ lệ thoát: Khi người dùng tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn, giúp giảm tỷ lệ thoát.
  • Tăng lượt xem trang: Bằng cách phù hợp với User Intent, bạn sẽ tạo được sự tò mò và thu hút người dùng để khám phá nhiều danh mục khác trên trang web của bạn.
  • Featured Snippet - Top 0 Google: Hiển thị ở vị trí cao nhất trên kết quả tìm kiếm là mục tiêu mà mọi website đều mong muốn. Việc tối ưu Search Intent và đạt được vị trí này sẽ mang lại lợi ích lớn cho website của bạn.
  • Tiếp cận nhiều đối tượng độc giả hơn: Một trong những giá trị của việc tối ưu đúng Intent là Google sẽ xếp hạng trang web của bạn cao hơn cho các từ khóa tương tự, thu hút một lượng người dùng đa dạng. Điều này dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.

Đối với doanh nghiệp

Search Intent cực kỳ quan trọng đối với các đơn vị dịch vụ SEO tổng thể lẫn doanh nghiệp sở hữu website đó.

Với doanh nghiệp, Search Intent sẽ góp phần thu thập dữ liệu của người dùng. Bạn sẽ biết được khách hàng của mình đang muốn gì, mã zip và cả địa chỉ truy cập đang ở đâu… Việc hiểu rõ các vấn đề trên sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh và bán hàng tốt hơn.

Đối với các đơn vị dịch vụ SEO website, Search Intent  hỗ trợ bạn điều hướng tìm kiếm để phù hợp với nhóm khách hàng phù hợp. Cụ thể, những từ khóa, cụm từ dài khi khách hàng tìm kiếm sẽ được đưa vào bài viết và SEO. Công việc này giúp giảm tỷ lệ khách hàng thoát trang, lượt page views cao, đẩy nhanh chuyển đổi hành động của khách hàng. Từ đó, Google đánh giá chất lượng website tốt hơn.

Xác định Search Intent như thế nào?

Hiện có nhiều cách để SEOer xác định Search Intent, nhưng cách phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất được thực hiện như sau:

  • Phân tích và nghiên cứu các dấu hiệu từ ngữ khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm trên Google.
  • Sử dụng SERPs, việc tận dụng Google Search Features sẽ dựa trên hồ sơ tri thức, đặc điểm sản phẩm và cả quảng cáo của Google AdWords. 
  • Google Trend hay sử dụng kết quả từ điều hướng Navigational Search Intent cũng là các tìm hiểu về mong muốn khách hàng Search Intent là gì tương đối hiệu quả.
  • Áp dụng thêm kết quả SERPs cho Commercial Search Intent để nghiên cứu.

Xác định Search Intent thông qua dấu hiệu từ ngữ

Một trong những cách SEOer xác định Search Intent là việc phân tích từ ngữ của cụm từ khóa. Các cụm từ nằm trong truy vấn tìm kiếm của người dùng đã miêu tả rõ ràng các loại Search Intent.

Ví dụ, khi nhập từ khóa "thuê VPS giá rẻ" - có thể dễ hiểu là người dùng muốn sử dụng dịch vụ VPS (Transactional Search Intent - Ý định tìm kiếm giao dịch). Hay một trường hợp khác, khi tìm kiếm "hướng dẫn cài đặt photoshop" - chính xác người dùng họ đang cần một hướng dẫn cụ thể (Informational Search Intent - Ý định tìm kiếm thông tin).

Dưới đây là một số từ khóa thường được dùng cho các loại Search Intent:

Informational (Ý định tìm kiếm thông tin)Navigational (Ý định tìm kiếm điều hướng)Transactional (Ý định tìm kiếm giao dịch)Commercial Investigation (Ý định điều tra thương mại)
như thế nào/làm sao?tên sản phẩmmua/ bán/ thuêtop/ tốt nhất
là gì?tên thương hiệuđặt hàngreview/ đánh giá
là ai?tên dịch vụgiá/ giá rẻ/ giá tốt/ giá dướiso sánh
ở đâu? từ khóa + [ tên địa phương]thuộc tính sản phẩm (màu sắc, họa tiết...)
tại sao   
hướng dẫn   
tips/ cách/ phương pháp   
ví dụ/ mẫu   

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào truy vấn của người cũng bao gồm các từ khóa dễ nhận biết và phân loại như vậy. Khi đó bạn cần tham khảo các kết quả tìm kiếm của Google. Vì Google luôn chú trọng đến Search Intent để đáp ứng và nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy nên đây là nguồn tham khảo tuyệt vời để bạn tìm hiểu về Search Intent.

Xác định Search Intent qua định dạng SERPs

Sau khi bạn tìm kiếm một từ khóa mục tiêu và sau đó quan sát các kết quả Google trả về để xác định Search Intent. Trong các kết quả trả về bạn cần chú ý đến các đặc điểm của trang kết quả tìm kiếm (Search Features).

Xác định Search Intent với 4 kiểu thông thường
Xác định Search Intent với 4 kiểu thông thường

Một số loại Search Features có thể kể đến như:

  • Shopping results: Danh sách sản phẩm
  • Knowledge graph: Sơ đồ tri thức
  • AdWord ads: Quảng cáo
  • People also ask: Mọi người cũng hỏi
  • Video results: kết quả dạng video

Trong trang kết quả trả về của Google, thường hiển thị các đoạn tích nổi bật cho một số loại Keyword Intent. Trang kết quả SERPs sẽ giúp chúng ta phân biệt được ý định tìm kiếm của người dùng. Dưới đây là một số SERPs Features thường xuất hiện của mỗi loại Search Intent như sau:

Informational (Tra cứu thông tin)Navigational (Mục đích tìm kiếm điều hướng)Transactional (Mục đích giao dịch)Commercial Investigation (Ý định điều tra thương mại)
 Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet)Site linkQuảng cáo (Adwords)Quảng cáo
Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph)Tweet boxDanh sách sản phẩm (Shopping results)Đoạn trích nổi bật
VideosKnowledge GraphBản đồ vị trí (Map)  
Mọi người cũng hỏi (People also ask)   

Cách tối ưu Search Intent để đạt hiệu quả

Sau khi SEOer đã xác định Search Intent rồi thì việc tiếp theo bạn cần làm là tối ưu nó. Thông thường, sẽ có 7 cách tối ưu hiệu quả nhất như sau:

1. Cải thiện nội dung website

Điều quan trọng nhất khi nhắc đến Search Intent là gì? Đó chính là “nội dung”. Nội dung website/bài viết của bạn có tốt thì người xem/khách hàng mới thực sự hứng thú. Nếu chỉ chú trọng về mặt hình thức như: hình ảnh, giao diện… thôi là chưa đủ. Phần nội dung chính của website như thế nào, có đảm bảo chính xác và mang lại giá trị hay không sẽ quyết định phần lớn ý định khách hàng có nên ở lại website đó.

2. Tối ưu trải nghiệm cho khách hàng của mình

Tối ưu trải nghiệm người dùng khi Search Intent là gì? Có thể coi việc tối ưu trải nghiệm khách hàng là cách cải thiện Search Intent rất hiệu quả. Để tối ưu được Search Intent, bạn cần giảm tỷ lệ thoát trang của khách hàng xuống mức tối thiểu nhất. Khi tỷ lệ “ở lại” tăng thì tỷ lệ “chuyển đổi” cũng tăng. Một số kỹ thuật khi thực hiện phương pháp này bạn cần biết như:

  • Đặt thêm tiêu đề phụ

  • Chú ý vào độ mạch lạc của nội dung

  • Phân bố các Heading chi tiết hơn

  • Tăng kích thước phông chữ lên (khoảng 14) để rõ hơn

  • Lên liên kết, đặt in đậm hoặc in nghiêng ở những dòng cần thiết

  • Thiết kế và lựa chọn loại ảnh phù hợp với nội dung xây dựng

    Một website được tối ưu về giao diện sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng
    Một website được tối ưu về giao diện sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng

3. Mở rộng và tối ưu hóa trải nghiệm thương mại

Hầu như người tiêu dùng hiện nay đều có xu hướng lựa chọn mua hàng thông qua thương mại điện tử. Vì thế, tối ưu hóa về giao diện website, tạo cảm giác mua hàng nhanh và dễ dàng cần được ưu tiên với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hãy đầu tư vào thiết kế, hình ảnh, thêm mô tả sản phẩm và đặc biệt là các plugin hỗ trợ bán hàng.

4. Truy vấn điều hướng

Dùng thêm backlink để điều hướng người dùng đến truy vấn thực sự rất cần thiết. Phương pháp này giúp kích thích thêm nhu cầu mua hàng kể cả khi họ vào website của bạn với ý định bạn đầu là tìm hiểu thông tin chứ chẳng phải mua hàng.

5. Tìm kiếm ý định của khách hàng thông qua từ khóa

Sự kết nối giữa website và khách hàng hầu hết đều thông qua từ khóa, vì vậy mà việc nghiên cứu các từ khóa, cụm từ như thế nào thực sự rất quan trọng và nó quyết định doanh nghiệp có tiếp cận bước đầu với khách hàng hay không.

Hãy nghiên cứu, chuyển hướng từ khóa và nội dung truy vấn vào bài viết. Có như vậy, khách hàng mới chuyển đổi từ trải nghiệm tìm kiếm thông tin sang hứng thú và bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi về sản phẩm.

Bên cạnh đó, hãy thử mở rộng từ khóa ban đầu sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như khi bạn viết về “dưỡng da”, khách hàng sẽ có xu hướng tìm hiểu về các nội dung như:

  • Vì sao cần dưỡng da

  • Làm thế nào để nhận biết da đang tổn thương và cần dưỡng?

  • Cách dưỡng da tối ưu nhất là gì?

  • Một số sản phẩm dưỡng da

 

4 loại ý định tìm kiếm của khách hàng

4 loại ý định tìm kiếm của khách hàng

6. Tối ưu Search Intent nâng cao

Có bao giờ bạn thắc mắc tối ưu Search Intent là gì chưa? Hãy tưởng tượng đơn giản như vậy, nếu bạn đang muốn mua laptop, bạn sẽ tìm kiếm với từ khóa như “laptop” hay “laptop giá rẻ”. Có thể ban đầu ý định của bạn chỉ là muốn mua một chiếc laptop “thông thường” mà thôi.

Nhưng khi Google, nhiều doanh nghiệp gợi ý thêm cho bạn với các từ khóa như “laptop chất lượng”, “laptop giá rẻ”, “laptop dành cho sinh viên”,... thì lúc này, bạn sẽ dần dần hình thành nhu cầu của mình rõ ràng hơn. Hành động này của website gọi là “tối ưu Search Intent nâng cao” nhằm giúp khách hàng xác định họ đang muốn gì, sản phẩm họ tìm kiếm sẽ đa dạng hơn. Kết quả là doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khách hàng tốt hơn.

7. Cải thiện và phát triển nội dung đã có trên website

Ngày nay, khi doanh nghiệp phát triển website thì hầu hết đều đã tối ưu phần SEO. Về hình thức, bài viết có thể được đánh giá cao, thậm chí Googlebot còn xếp hạng bài viết đó nằm trong top vào thời gian đầu.

Tuy nhiên, khi người dùng click vào bài viết đó và họ nhận thấy rằng, bài viết chẳng mang lại được giá trị nào cho họ thì thời gian sau bài viết lại bị rớt hạng nhanh chóng. Lúc này, SEOer cần nghiên cứu lại nội dung bài viết, cải thiện bài cũ tốt hơn, chẳng hạn như cập nhật một số nội dung mới, thay đổi nội dung sai lệch…

Tìm hiểu về ý định của khách hàng là Search Intent
Tìm hiểu về ý định của khách hàng

Nếu bạn là một Marketer, việc tìm hiểu về Search Intent là gì sẽ cực kỳ quan trọng khi SEO website. Gofiber hy vọng với các kiến thức ở trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này và trang bị cho mình một vài kiến thức bổ ích. 

>> Xem thêm: Các chỉ số AS, DA, DR, TF...là gì? Tầm quan trọng của chúng trong SEO

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ
Tìm kiếm
Dịch vụ
CSKH