facebook-pixel

Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủKiến thức dịch vụServer là gì? Các loại máy chủ phổ biến và cách chọn máy chủ phù hợp

Server là gì? Các loại máy chủ phổ biến và cách chọn máy chủ phù hợp

Thứ Tư, 6/14/2023, 3:39:46 PMlike 1215
Trong thời đại mới, doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì cần phải tìm hiểu về Server là gì? Nhưng khái niệm về Server như thế nào mới chính xác? Loại máy chủ nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu về Server ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về máy chủ

Server - máy chủ trong thời gian gần đây là hệ thống không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp nhằm quản lý, đảm bảo dữ liệu hoạt động ổn định. Vậy Server là gì?

Server là gì?

Server (máy chủ) là một máy tính có khả năng kết nối với Internet, có địa chỉ IP tĩnh và khả năng xử lý được một lượng lớn dữ liệu. Server sẽ là nơi người sở hữu cài đặt phần mềm để các máy tính khách truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên và dịch vụ.

Hiểu đơn giản, Server như một chiếc máy tính khổng lồ có tính năng vượt trội nên có thể xử lý, lưu trữ lượng lớn dữ liệu hơn so với máy tính thông thường. Chính vì chức năng tuyệt vời đó mà Server trở thành vật không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp - nơi cần lưu trữ thông tin và sử dụng nhiều dịch vụ trên internet.

Server là gì?
Server là gì?

Quá trình hình thành và phát triển của máy chủ

Thuật ngữ gốc của Server bắt nguồn từ các thuật toán “Black-box” và “Queue”. Chúng là thuật toán xử lý dữ liệu đầu vào và đưa ra kết quả cho người dùng. Các mốc thời gian của Server như sau:

  • 1981 - IBM VN (LIST SERVER) là chiếc máy tính Server đầu tiên chạy trên BITNET của IBM và người dùng có thể cộng tác thông qua email.

  • 1991 - Xuất hiện máy chủ web World Wide Web (WWW) đầu tiên dựa trên NextCube với các thông số kỹ thuật như: hệ điều hành NeXTSTEP, CPU 256 MHx, ổ cứng 2 GB.

  • 1994 - ProLiant là máy chủ gắn trên giá đỡ đầu tiên của Compaq, nó được trang bị bộ xử lý Intel Pentium II Xeon 450 Mhz, 256MB RAM và có đầu đĩa CD-ROM 24X.

  • 1998 - máy chủ Sun Ultra II đóng vai trò là nền tảng đầu tiên của máy chủ Google.

  • 2001 - Máy chủ phiến hiện đại RLX Blade đầu tiên ra đời.

  • 2008 - Cụm máy PS3 và phân phối máy tính có GPU, hệ thống Sony PlayStation®3 ra đời.

  • 2009 đến nay - máy chủ đám mây và máy chủ “phi vật lý” ra đời và được sử dụng rộng rãi.

    Một số server vật lý đầu tiên
    Một số server vật lý đầu tiên

Nguyên lý hoạt động của máy chủ theo mô hình Client-Server

Mô hình Client-Server (máy chủ - máy khách) là một mô hình phổ biến trong lĩnh vực mạng máy tính. Trong mô hình này, máy tính chủ (server) và máy tính khách (client) là hai thành phần quan trọng.

Trong mô hình này, máy khách là một thiết bị hoặc ứng dụng mà người dùng sử dụng để gửi yêu cầu đến máy chủ. Máy chủ là một thiết bị hoặc hệ thống mạng chịu trách nhiệm nhận yêu cầu từ máy khách, xử lý và phản hồi lại kết quả.

Mô hình máy chủ Client-Server
Mô hình máy chủ Client-Server

Quá trình hoạt động của mô hình Client-Server như sau:

  • Máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ thông qua giao thức mạng (ví dụ: HTTP, FTP, SMTP).
  • Máy chủ nhận yêu cầu từ máy khách và xử lý nó. Xử lý có thể bao gồm tìm kiếm thông tin, lưu trữ dữ liệu, tính toán, xử lý giao dịch, và nhiều hoạt động khác.
  • Sau khi máy chủ hoàn thành xử lý yêu cầu, nó gửi kết quả trở lại máy khách.
  • Máy khách nhận kết quả từ máy chủ và hiển thị hoặc sử dụng nó theo yêu cầu.

Mô hình Client-Server cho phép phân chia vai trò và chức năng giữa máy chủ và máy khách. Máy chủ thường có tài nguyên mạnh mẽ và chịu trách nhiệm xử lý nhiều yêu cầu từ các máy khách khác nhau. Trong khi đó, máy khách thường chỉ tập trung vào gửi yêu cầu và hiển thị kết quả.

Mô hình Client-Server được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng và hệ thống, bao gồm truyền thông mạng, truy cập web, email, trò chơi trực tuyến,...

>> Xem thêm: Những điểm lưu ý trước khi quyết định thuê máy chủ ảo VPS

Máy chủ đóng vai trò như nào trong môi trường mạng?

Đối với hệ thống mạng, vai trò của Server là gì? Nhìn chung, nhiệm vụ chính của máy chủ là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến trạm trong thời gian 24/7 cho người dùng hay tổ chức. Quá trình thực hiện thông qua mạng LAN hoặc Internet.

Đối với doanh nghiệp, Server sẽ lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành các phần mềm của doanh nghiệp đó. Bản thân doanh nghiệp chỉ cần tối ưu hóa phần cứng cho hệ thống Server chứ không cần phải bỏ nhiều chi phí cho các máy trạm cá nhân khác.

Riêng với những người dùng đơn lẻ, Server sẽ có nhiệm vụ như một “kho” lưu trữ, vận hành các dữ liệu từ hệ thống.

Tổng quan về các loại máy chủ phổ biến

Kể từ năm 1981 trở về sau, sự phát triển của Server luôn diễn ra liên tục, chính vì thế mà nhiều loại máy chủ ra đời. Tùy theo từng hình thức mà Server được chia làm các loại như sau:

Phân loại máy chủ theo kiểu dáng

  • Máy chủ tower: một thiết bị bao quanh bên ngoài Server để bảo vệ các phần cứng ở bên trong. Máy chủ tower dùng phù hợp nhất với các doanh nghiệp có không gian văn phòng hạn chế và việc giám sát dễ thực hiện hơn.

  • Máy chủ dạng rack: máy chủ có hình dạng đặc biệt để gắn vào tủ rack máy chủ. Máy chủ rack thường là các máy đa năng dùng hỗ trợ ứng dụng và cơ sở hạ tầng để tiết kiệm không gian sàn ở trung tâm dữ liệu.

  • Máy chủ Blade: một máy tính dạng module mỏng và nhẹ nên dễ trượt vào và ra khỏi giá đỡ.

    Phân loại Server theo kiểu dáng
    Phân loại Server theo kiểu dáng

Phân loại máy chủ theo cách xây dựng, thiết lập

  • Máy chủ vật lý (Dedicated server): máy chủ vật lý là một loại Server lưu trữ mà người dùng có thể thuê toàn bộ máy và không cần chia sẻ với bất kỳ ai. Dedicated server sẽ được đặt ở trung tâm dữ liệu và cung cấp các tính năng dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho máy chủ.

  • Máy chủ ảo (VPS): được tạo từ phương pháp phân chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương đồng với Dedicated Server và nó chạy từ máy chủ vật lý ban đầu.

  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Cloud Server là dạng ảo hóa dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

» Xem thêm: Xem thêm: Máy chủ riêng là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuê máy chủ riêng

Phân loại máy chủ theo chức năng

  • Máy chủ web: Web Server có chức năng lưu trữ thông tin cho website và tạo không gian kết nối để khách hàng truy cập vào trang web dễ dàng hơn.

  • Máy chủ database (Database Server): được dùng để quản trị cơ sở dữ liệu, người dùng có thể cài đặt các phần mềm quản trị như: SQL Server, Oracle…

  • Máy chủ FTP (FTP server): có khả năng truyền tải tập tin từ các máy chủ với nhau dựa vào mạng kết nối.

  • Máy chủ DNS (DNS Server): chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP Public và Hostname có liên kết với nhau. DNS Server sẽ phân tích, dịch các tên miền thành địa chỉ IP theo yêu cầu người dùng.

  • Máy chủ DHCP (DHCP server): có cài đặt dịch vụ DHCP và có khả năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động cùng dữ liệu cấu hình TCP/IP.

    Phân loại Server
    Phân loại Server

Cấu trúc và thành phần của máy chủ

Máy chủ có các bộ phận cấu thành từ các chi tiết như:

  • Chassis Server: bộ phận tạo thành máy chủ nhằm bảo vệ các phần cứng bên trong như RAM, Main và CPU. Tùy theo kích thước Server mà Chassis được chia thành nhiều loại.

  • Ổ cứng máy chủ: chức năng tương tự với ổ cứng của máy tính khác nhưng đặc biệt có thêm chức năng lưu trữ dữ liệu dưới hình thức bộ nhớ ngoài. Nếu muốn tăng dung lượng thì một máy chủ có thể có nhiều ổ cứng khác nhau. Khả năng đọc và ghi dữ liệu trong hệ thống rất nhanh để đáp ứng nhu cầu người dùng.

  • RAM: quyết định dữ liệu trong quá trình hoạt động có được xử lý ngay hay không. Sức mạnh của Server như thế nào đều phụ thuộc vào RAM.

  • Mainboard: cấu tạo từ một mạch điện với nhiệm vụ chính là kết nối và truyền dẫn linh kiện khác như bộ xử lý, khe cắm bộ nhớ… nhằm tạo một liên kết thống nhất.

  • CPU máy chủ: điều hành hệ thống, thiết kế gồm một mạch phức tạp có nhiều transistor trên một bảng mạng.

  • Card RAID: liên kết ổ cứng với nhau thông qua cơ chế chống lỗi và sao lưu.

  • Card đồ họa: xử lý nội dung hình ảnh.

    Máy chủ server có nhiều loại khác nhau
    Máy chủ server có nhiều loại khác nhau

>> Xem thêm: Những điểm lưu ý trước khi quyết định thuê máy chủ ảo VPS

Quản lý và bảo trì máy chủ

Để quản lý máy chủ, người dùng có thể ứng dụng các phương pháp và công cụ quản lý máy chủ như:

  • Remote Desktop Connection Manager: quản lý kết nối có thể điều khiển từ xa. Với phương pháp này, máy chủ được tổ chức thành các nhóm được đặt tên nên dễ kết nối hay ngắn đi theo nhu cầu. Người dùng cũng có thể xem một nhóm dưới dạng tập hợp các màn hình thu nhỏ.

  • SSH và quản lý từ xa: dịch vụ SSH nhằm thay thế cho trình Telnet, nó cung cấp thuật toán để chứng thực người dùng quản lý từ xa. SSH chuyển input từ client đến host và replay kết quả trả về cho khách hàng.

Bảo trì máy chủ, sao lưu dữ liệu và các biện pháp bảo mật cần thiết trên server thông qua quy trình sau:

  • Kiểm tra hoạt động của phần cứng.

  • Kiểm tra hoạt động của hệ điều hành, phần mềm, cập nhật phiên bản mới, cập nhật chương trình chống virus.

  • Tối ưu tốc độ máy và gỡ chương trình không sử dụng.

  • Kiểm tra các dịch vụ bảo mật đang sử dụng.

  • Sao lưu dữ liệu định kỳ cho toàn hệ thống.

  • Kiểm tra, vệ sinh thiết bị.

  • Đánh dấu, báo cáo thiết bị bị lỗi, hư hỏng cần khắc phục,

  • Báo cáo định kỳ tình hình hệ thống.

  • Mang thiết bị hỏng hóc đi sửa.

    Hoạt động của một máy chủ
    Hoạt động của một máy chủ

Các tiêu chí lựa chọn máy chủ phù hợp

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê máy chủ vật lý, thuê VPS, thuê máy chủ đám mây... thay vì mua, nhưng bạn cũng cần lưu ý đến các tiêu chí như:

  • Chi phí: nhiều nhà cung cấp Server có các mức giá khác nhau có thể khiến bạn hoang mang. Nếu bạn vẫn chưa biết nên chọn đơn vị nào thì Gofiber có thể là “điểm dừng chân” mà bạn có thể cân nhắc đến vì chúng tôi cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây với giá cả phải chăng và chất lượng nhất.

  • Hiệu suất: hiệu suất Server như thế nào cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiêu chí lựa chọn loại máy chủ phù hợp. 

  • Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp mở rộng: các dịch vụ từ nhà cung cấp phải có sự linh hoạt và mở rộng Server khi cần thiết.

  • Tính bảo mật: so với máy chủ vật lý thì Cloud Server được xem là có tính bảo mật cao nhất. Và tất nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn mọi thông tin của mình đều riêng tư và không bị ai xâm phạm.

Các câu hỏi liên quan về máy chủ (Server)

Tại sao máy chủ luôn phải bật?

Máy chủ luôn phải bật vì dùng dùng để cung cấp các dịch vụ được yêu cầu liên tục. Và khi máy chủ bị tắt (hoặc lỗi) thì chúng sẽ gây nhiều rắc rối cho website của công ty và trải nghiệm người dùng.

Máy chủ thường được đặt ở đâu?

Máy chủ vật lý thường đặt ở vị trí trung tâm dữ liệu (data center) với đầy đủ điều kiện nhằm đảm bảo hiệu năng, sự an toàn và bảo mật cho máy chủ.

Làm thế nào để kết nối máy tính khác với máy chủ?

  • Bước 1: chuẩn bị một đoạn cáp LAN và cắm hai đầu dây vào cổng kết nối ở mỗi bên.

  • Bước 2: gõ control panel trên thanh tìm kiếm. Chọn control panel > Network and Sharing Center.

  • Bước 3: chọn Change advanced sharing settings > All Networks > Turn on sharing so... và Turn off password protected sharing > Save changes.

  • Bước 4: quay về Network and Sharing Center > properties.

  • Bước 5: Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) >  properties.

    Một số câu hỏi về Server là gì?
    Một số câu hỏi về Server là gì?

Trên đây là các kiến thức xoay quanh Server là gì. Nếu bạn đang tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ Server thì hãy liên hệ với Gofiber ngay để được hỗ trợ tư vấn với giá ưu đãi nhất nhé!

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.


Tags: #Hướng dẫn Cơ sở dữ liệu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ
Tìm kiếm
Dịch vụ
CSKH