Trang chủCông nghệTấn công mạng là gì? Các hình thức tấn công mạng phổ biến và cách phòng tránh

Tấn công mạng là gì? Các hình thức tấn công mạng phổ biến và cách phòng tránh

Thứ Tư, 6/7/2023, 8:49:52 PMlike 642
Khi mạng internet phát triển, hiện tượng tấn công mạng cũng đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Để bảo vệ mình và doanh nghiệp trước các hình thức tấn công mạng, chúng ta cần phải trang bị những kiến thức gì? Hãy cùng khám phá với Gofiber thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tấn công mạng

Tấn công mạng là gì?

Tấn công mạng là hình thức tấn công bằng cách xâm nhập vào một hệ thống mạng máy tính, website, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị… của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Thông thường, người tấn công mạng sẽ dựa vào các lỗ hổng hoặc hệ thống kỹ thuật nào đó để thay đổi, đánh cắp dữ liệu và tống tiền bên bị tấn công.

Một cuộc tấn công mạng dù ở quy mô nhỏ hay trên diện rộng đều nhắm vào các cá nhân, doanh nghiệp quốc gia thì luôn để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Bên bị tấn công sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để khôi phục lại hệ thống dữ liệu của mình.

Đối tượng bị tấn công

Đối tượng của những cuộc tấn công mạng rất đa dạng, họ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức nhà nước. Chỉ cần ai có khả năng sở hữu các thiết bị có kết nối mạng internet thì đều có nguy cơ bị tấn công mạng. Các hacker (người tấn công mạng) sẽ tiếp cận đối tượng bị tấn công bằng mạng nội bộ như máy tính, các thiết bị kết nối internet, mạng xã hội, phần mềm, thiết bị mobile…

Hiện tượng tấn công mạng
Hiện tượng tấn công mạng

Mục đích của các cuộc tấn công mạng

Một cuộc tấn công mạng thường có 2 mục đích chính tùy theo “kẻ tấn công”:

  • Mục đích tích cực: người tấn công sẽ là đơn vị cơ quan nhà nước hoặc tư nhân được chỉ định tấn công vào các tổ chức “khủng bố tấn công mạng”. Họ sẽ tìm những lỗ hổng bảo mật, những nguy cơ tấn công mạng. Từ đó, họ sẽ đưa ra giải pháp phòng chống, ngăn chặn việc tin tặc đe dọa người dùng. Trong một số trường hợp, việc tấn công mạng này còn giúp truy lùng và bắt giữ tội phạm.

  • Mục đích tiêu cực: kẻ tấn công mạng sẽ lợi dụng kỹ năng để “đột nhập” vào hệ thống mạng của cá nhân, tổ chức để phá hoại, lừa đảo, tống tiền, mua vui hoặc tệ hơn là đe dọa nạn nhân.

Hacker là ai?

Hacker (tin tặc) - là những người có am hiểu sâu rộng về kỹ thuật máy tính. Họ có thể phát hiện, lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập vào một hoặc nhiều hệ thống mạng nào đó. Bạn có thể hiểu đơn giản, hacker như những tên trọng trên thế giới mạng. Tuy nhiên họ lại có cái đầu thông minh, rất biết tính toán, am hiểu mạng máy tính. 

Phân biệt Hacker mũ đen và Hacker mũ trắng

Theo trường phái hoạt động, hacker sẽ phân ra thành khá nhiều loại. Tuy nhiên, bạn chỉ cần phân biệt hacker mũ trắng và hacker mũ đen là đủ:

  • Hacker mũ trắng: là nhóm hacker có đạo đức, họ sẽ xâm nhập trái phép vào hệ thống nào đó nhưng không phải để gây hại cho hệ thống đó. Họ làm vậy là để phát hiện lỗ hổng bảo mật, sau đó sẽ thông báo đến hệ thống để khắc phục lỗi.

  • Hacker mũ đen: là nhóm hacker hoạt động với mục đích xấu xa và thường rất nguy hiểm. Họ phá hoại hệ thống, lấy cắp thông tin và thậm chí là tống tiền những thông tin đã được thu thập trái phép đó. Hacker mũ đen cũng là “kẻ thù” số một của mọi website và hệ thống trên internet.

    Hacker mũ trắng và mũ đen
    Hacker mũ trắng và mũ đen

» Xem thêm: Làm thế nào để trở thành hacker chuyên nghiệp?

Hậu quả của các cuộc tấn công mạng

Khi một cá nhân, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp bị tấn công mạng, hậu quả sẽ rất khó lường. Nhất là uy tín của doanh nghiệp đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, một số hậu quả khác do việc tấn công mạng gây ra như:

  • Dữ liệu khách hàng bị đánh cắp, nếu khách hàng bị làm phiền hoặc chính họ lại bị tấn công mạng thì uy tín của doanh nghiệp bị đánh giá thấp nghiêm trọng.

  • Giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bị tăng lên do doanh nghiệp phải bỏ chi phí đắt đỏ để giải quyết hậu quả của các đợt tấn công mạng.

  • Nguy cơ doanh nghiệp vướng phải vòng lao lý nếu các thông tin của khách hàng như địa chỉ, CCCD/CMND, tên, số điện thoại… bị hacker đánh cắp và có hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

  • Nếu kẻ tấn công bán dữ liệu của doanh nghiệp lên dark web thì những tên tội phạm khác có thể mua chúng. Doanh nghiệp có thể gặp hàng trăm cuộc tấn công khác nữa như gian lận thẻ tín dụng, lừa đảo, đánh cắp danh tính…

Các hình thức tấn công mạng phổ biến

Vậy có những hình thức tấn công mạng nào đang phổ biến nhất hiện nay?

Tấn công bằng các phần mềm độc hại (Malware)

Tấn công mạng bằng phần mềm độc hại (Malware) là hình thức tấn công chẳng còn mấy xa lạ. Các phần mềm độc hại được chia làm: spyware (phần mềm gián điệp) hoặc ransomware (mã độc tống tiền), virus và worm (có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh).

Hậu quả của hình thức tấn công này là:

  • Người dùng không thể vào hệ thống mạng, các file hay folder nhất định.

  • Hoạt động của người dùng bị theo dõi, dữ liệu bị lấy cắp.

  • Tự động cài thêm các phần mềm độc hại khác.

  • Phần cứng bị hư hại, phần mềm không thể hoạt động.

    Hình thức tấn công Malware
    Hình thức tấn công Malware

Tấn công giả mạo (Phishing)

Hacker sẽ giả mạo thành một tổ chức, cá nhân uy tín để lấy lòng người dùng. Chúng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để bạn tự động cung cấp các dữ liệu “nhạy cảm” như thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng.

Hình thức Phishing thường thông qua tin nhắn SMS, email, chat với người dùng (chúng giả thành nhân viên ngân hàng, website…). Thông thường, bạn sẽ được chuyển đến một website giả mạo nào đó, bạn sẽ phải điền các thông tin cá nhân và thế là bị lấy cắp thông tin.

Tấn công mạng LAN và WLAN

Tấn công mạng LAN và WLAN thường tấn công vào hệ thống mạng không dây (hoặc có dây) liên kết các thiết bị để giao tiếp với nhau.. Hacker tấn công vào hệ thống thường để lấy dữ liệu người dùng và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị.

Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)

Tấn công trung gian còn có tên gọi khác là tấn công nghe lén. Hacker sẽ xen vào giữa phiên giao dịch hay cuộc trò chuyện giữa hai người. Chúng sẽ theo dõi các hành vi của người dùng, đánh cắp dữ liệu khi giao dịch (thường xảy ra khi wifi không an toàn).

Tấn công từ chối dịch vụ (DoS và DDoS)

Hình thức tấn công DoS sẽ đánh sập tạm thời một hệ thống máy chủ hoặc mạng nội bộ bằng cách tạo Trafic/Request khổng lồ. Khi đó, hệ thống mạng bị quá tải và người dùng không thể truy cập vào dịch vụ.

Tấn công từ chối dịch vụ DDoS là biến thể của DoS, tin tặc sẽ sử dụng mạng lưới máy tính và tấn công người dùng (trong khi nạn nhân không biết mình bị tấn công).

Tấn công DoS
Tấn công DoS

Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL injection)

SQL injection là một hình thức tấn công mạng phổ biến, hacker chèn mã độc vào server để đánh cắp tài liệu quan trọng. Hậu quả là toàn bộ dữ liệu ở Database bị lộ - điều tối kỵ vì doanh nghiệp dễ bị khách hàng mất niềm tin. Kết quả là doanh số giảm sút.

Khai thác lỗ hổng Zero-day (Zero day attack)

Lỗ hổng Zero-day là lỗ hổng phần mềm (hoặc cứng) mà chưa được nhà phát triển phát hiện đến. Chúng tồn tại trong website, mobile, phần mềm, phần cứng, IoT, cloud… Khi phát hiện, bên cung cấp sẽ tung bản vá để người dùng bảo mật tốt hơn.

Khai thác lỗ hổng Zero-day
Khai thác lỗ hổng Zero-day

Các hình thức tấn công khác

Ngoài ra, một số hình thức tấn công mạng phổ biến không kém như:

  • Tấn công email.

  • Tấn công XSS.
  • Tấn công nội bộ tổ chức.

  • Tấn công vào chuỗi cung ứng.

  • Tấn công vào mạng cá nhân của con người.

Dù là hình thức tấn công nào, chúng ta đều có thể thấy rằng, các hình thức tấn công mạng trên đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân và để lại hậu quả khôn lường.

Các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn bảo vệ và phòng ngừa một số hình thức tấn công mạng:

Bảo vệ hệ thống mạng

  • Cập nhật và quản lý lỗ hổng bảo mật: các phiên bản cũ thường mang lại rủi ro lớn và đó là điểm yếu để hacker xâm nhập vào hệ thống mạng của bạn.

  • Xây dựng hệ thống Firewall và IDS/IPS: Firewall và IDS/ÍP giúp ngăn các truy cập trái phép và mạng riêng, nó sẽ kiểm tra mọi dữ liệu và và ra từ mạng riêng. Khi có bất thường, nó sẽ báo ngay cho bạn.

  • Thiết lập các biện pháp kiểm soát truy cập (Access Control): ai đó có thể vào văn phòng và cắm USB có mã độc vào máy tính, từ đó hacker được phép vào hệ thống mạng của bạn. Việc kiểm soát truy cập có thể ngăn chặn được tình trạng này.

Bảo vệ dữ liệu

  • Mã hóa dữ liệu (Data Encryption): biến đổi thông tin bình thường để hacker không thể hiểu hoặc không có phương tiện giải mã. Cách này giúp thông tin mật sẽ được bảo vệ tối ưu nhất.

  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu (Data Backup and Recovery): hãy chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất như hệ thống bị sập, thảm họa thiên nhiên… bằng cách luôn sao lưu dữ liệu để bảo vệ và hạn chế tổn thất nhất.

  • Quản lý chính sách bảo mật dữ liệu: lên chính sách bảo mật thông tin và phổ biến trong đội ngũ nhân viên. Nếu có trường hợp tự ý làm lộ dữ liệu doanh nghiệp thì cần có biện pháp xử lý thích đáng.

Giáo dục và đào tạo nhân viên

  • Tạo ý thức về an ninh mạng: nhân viên phải luôn cảnh giác, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi học để hướng dẫn phòng ngừa tấn công mạng.

Hướng dẫn về các phương pháp phòng ngừa tấn công mạng: nhân viên nên kiểm tra link trước nhấn vào, kiểm tra địa chỉ email trước khi mở, gọi điện trước cho đối tác để xác nhận trước khi gửi thông tin mật.

Luôn đào tạo, cập nhật kiến thức cho nhân viên
Luôn đào tạo, cập nhật kiến thức cho nhân viên

Giám sát và phát hiện tấn công

  • Sử dụng hệ thống giám sát mạng (Network Monitoring): hệ thống này sẽ giám sát các sự cố, tình trạng, hiệu năng của thiết bị máy tính, người quản trị có thể ghi nhận và theo dõi thông tin dữ liệu để phát hiện bất thường (nếu có).

  • Sử dụng các công cụ phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection Systems - IDS): một số phần mềm, ứng dụng có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện các truy cập bất thường.

  • Kiểm tra và đánh giá hệ thống bảo mật thường xuyên: doanh nghiệp hãy chuẩn bị một đội ngũ IT để luôn kiểm tra, đánh giá tính bảo mật của hệ thống.

    Có nhiều cách bảo vệ doanh nghiệp khỏi tin tặc
    Có nhiều cách bảo vệ doanh nghiệp khỏi tin tặc

Tình trạng tấn công mạng mặc dù gây không ít tổn hại cho doanh nghiệp nhưng nếu bạn biết cách trang bị kiến thức đầy đủ cho mình và doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể phòng ngừa chúng. Gofiber hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh tình trạng này.

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ