Trang chủKiến thức dịch vụFilezilla là gì? Hướng dẫn upload dữ liệu website lên hosting bằng Filezilla

Filezilla là gì? Hướng dẫn upload dữ liệu website lên hosting bằng Filezilla

Thứ Sáu, 7/28/2023, 6:04:45 PMlike 643
Hiện nay một trong những phần mềm nổi tiếng được nhiều người sử dụng để truyền tải các tập tin chính FileZilla. Đây là một phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí chuyên về truyền dữ liệu và các tập tin. Ngay sau đây Gofiber sẽ hướng dẫn các bạn upload dữ liệu website lên hosting bằng Filezilla, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé

Tìm hiểu về Filezilla và các thuật ngữ liên quan

Trước khi tìm hiểu cách upload dữ liệu bằng FileZilla chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua các thuật ngữ liên quan cần thiết nhé.

Filezilla là gì?

FileZilla là một phần mềm mã nguồn mở được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa máy tính cá nhân với máy chủ web thông qua internet bằng giao thức FTP. FileZilla bao gồm FileZilla Client và FileZilla Server. 

FileZilla là gì?
FileZilla là gì?

FileZilla Client là gì?

FileZilla Client là một phần mềm có mã nguồn mở với đa tính năng giúp bạn có thể kết nối với tài khoản FTP. Các giao thức truyền tin có thể hỗ trợ được như FTP, SFTP. Và đồng thời phần mềm này được sử dụng trên các hệ Windows, Mac OS X và Linux.

FileZilla Server là gì?

FileZilla Server hay còn gọi FileZilla Server Interface (FileZilla phiên bản dành cho server) với chức năng hỗ trợ quá trình tạo và quản lý người dùng. Vì là phiên bản dành cho server nên FileZilla Server có thể thiết lập các quyền như đọc, ghi đối với các tài khoản khác nhau hạn chế được truy cập trái phép vào tài liệu cá nhân.

Cách thức hoạt động của Filezilla

Đối với các phiên bản của FileZilla thì đều có hai chế độ là Active và Passive FTP và một chế độ khác được kích hoạt mặc định sau này. FileZilla sẽ cung cấp cho người dùng thông tin đăng nhập, sau đó server sẽ xác nhận cấp quyền hay từ chối dựa trên thông tin mà bạn đã cung cấp. 

Khi bạn được cấp quyền thì FileZilla Client sẽ gửi yêu cầu đến FileZilla Server để đánh giá quyền cấp cho bạn đồng thời chạy các lệnh như tải xuống hoặc xóa theo yêu cầu. Có điều, bạn nên lưu ý FTP sẽ không mã hóa và các thông tin như tên, mật khẩu sẽ được hiển thị rõ ràng

Các tính năng nổi bật của Filezilla

Ngoài tính năng nổi bật là truyền tải dữ liệu, FileZilla còn có các tính năng nổi bật như:

  • Sử dụng được trên nhiều hệ điều hành khác nhau: Windows, BSD, Linux, Mac OS.

  •  FileZilla có giao diện sử dụng dễ dàng, cho phép người dùng kéo và thả tệp tin giữa máy tính cá nhân và máy chủ.

  • Hỗ trợ nhiều giao thức: FileZilla hỗ trợ FTP, SFTP và FTPS, cho phép truyền tải tệp tin qua các kết nối bảo mật.

  • FileZilla cho phép mở nhiều kết nối đồng thời, giúp tăng tốc độ truyền tải tệp tin và quản lý nhiều máy chủ cùng lúc.

  • Có thể sử dụng tại nhiều quốc gia bởi có tới 47 ngôn ngữ khác nhau được tích hợp.

  • Hỗ trợ giao thức mạng IPv6 - giao thức mạnh nhất hiện nay.

  • Trong FileZilla có thư mục là Site Manager cho phép người dùng tạo được một danh sách các tài khoản FTP có cùng kiểu dữ liệu kết nối như Username, host…

Đánh giá ưu nhược điểm Filezilla

Sau đây chúng ta cùng xem xét các ưu điểm, nhược điểm của phần mềm FileZilla:

Ưu điểm

  • Là phần mềm miễn phí có chất lượng tốt nhất hiện nay.

  • Mã nguồn mở: khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ an toàn hơn khi sử dụng các phần mềm crack bởi nó dễ bị hacker đánh cắp thông tin.

  • Hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau.

  • Giao diện thân thiện: Giao diện của FileZilla nhìn khá giống với File Explorer.

  • Đa dạng ngôn ngữ: các phần mềm có nhiều ngôn ngữ như Bookmark, Site Manager…

Nhược điểm

Phiên bản mới nhất của FileZilla có nhược điểm lớn nhất nằm ở việc dùng bộ mã Unicode. Làm cho phần mềm không thể dùng được trên các hệ điều hành Mac OS X v10.4 và Windows 9x/ME như phiên bản trước đây nữa.

Cách đăng và tải (Upload/download) dữ liệu lên hosting với FileZilla

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng FileZilla Client

Có 4 bước thực hiện:

  • Bước 1: Truy cập đường link https://filezilla-project.org/download.php tải về máy tính.
  • Bước 2: Chọn phần cài đặt => chọn chạy dưới quyền quản trị.
  • Bước 3: Đồng ý với các điều khoản của FileZilla bằng cách nhấn I Agree => Next để tiếp tục.
Nhấp "I Agree" để tiến hành cài đặt FileZilla Client
Nhấp "I Agree" để tiến hành cài đặt FileZilla Client
  • Bước 4: Cuối cùng chọn cài đặt và chờ để hoàn tất quá trình cài đặt.
Cài đặt thành công FileZilla Client
Cài đặt thành công FileZilla Client

Upload/ download dữ liệu lên hosting với FileZilla

Upload dữ liệu website lên hosting bằng Filezilla

Bước 1: Mở thư mục trên Server - nơi chứa các file mà bạn tải lên.

Bước 2: Sử dụng cây thư mục, chọn thư mục hoặc file cần tải lên => click phải chuột => upload (Hoặc có thể kéo thả chuột file đó từ cây bên trái sang cây bên phải).

Upload dữ liệu lên hosting với FileZilla
Upload dữ liệu lên hosting với FileZilla

Bước 3: Chọn file được upload xong và kiểm tra lại thư mục hoặc file trên máy chủ.

Download dữ liệu

Bước 1: Cũng từ cây thư mục bên trái, chọn thư mục chứa các file mà bạn tải về.

Bước 2: Tiếp theo là cây thư mục bên phải, chọn file cần tải về => chuột phải => Download

Download dữ liệu FileZilla
Download dữ liệu từ FileZilla

Bước 3: Chờ tải xuống xong thì kiểm tra lại file hoặc thư mục trên máy trạm. 

>> Chủ đề liên quan mà bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách reset hosting cPanel - 6 bước chi tiết

Những điều cần lưu ý khi sử dụng FileZilla

Lưu ý Windows Firewall khi sử dụng FileZilla

Khi dùng FileZilla mà tường lửa (Windows Firewall) còn bật thì bạn nên cài đặt cổng chạy FTP Server phù hợp để Firewall thông qua.

Cần đặt cổng chạy FTP Server phù hợp để bật chế độ tường lửa
Cần đặt cổng chạy FTP Server phù hợp để bật chế độ tường lửa

Quy trình thực hiện cài đặt như sau:

Bước 1: Start Menu, tìm kiếm Windows Firewall trên khung Search => Windows Firewall with Advanced Security.

Bước 2: Chọn Inbound Rules (cột bên trái) và chọn New Rule…(cột bên phải).

Bước 3: Một khung cửa sổ hiện lên với dòng What type of rule would you like to create xuất hiện => chọn Port => Next.

Bước 4: Nhập tên cổng FTP Server.

Bước 5: Click chọn Next 3 lần liên tục.

Bước 6: Nhập tên và thêm phần description => Finish.

Map FTP Share

Map FTP Share cho phép bạn cho người dùng khác kết nối với FTP Server mà bạn vừa mới tạo. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn đã cho phép địa chỉ IP  của người đó kết nối. Bạn có thể dùng FileZilla để kết nối FTP Share hoặc có thể dùng map FTP Share trên Explorer.

  • Mở Computer => chuột phải vào khoảng trống => chọn Add a network location.

  • Xuất hiện cửa sổ Add Network Location wizard.

  • Next” 2 lần.

  • Nhập số cổng FTP Server địa chỉ IP của bạn => Next.

Thiết lập Map FTP Share
Thiết lập Map FTP Share
  • Bỏ tùy chọn Log on anonymously bằng cách bỏ dấu tích.

  • Nhập tên tài khoản bạn bạn sử dụng để cấu hình FTP Server.

  • Next 2 lần => Finish.

  • Sau đó bạn sẽ nhận được yêu cầu nhập mật khẩu và lúc này bạn đã có thể duyệt được bất kỳ file nào trên ổ đĩa tới FTP Share.

Đăng nhập vào Map FTP Share
Đăng nhập vào Map FTP Share

Trên là những chia sẻ về phần mềm FileZilla cũng như cách giúp bạn có thể upload dữ liệu website lên hosting bằng Filezilla một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Hy vọng bài viết của Gofiber về FileZilla sẽ hữu ích với các bạn. Cập nhật thêm những kiến thứ hay ho về hosting và vps tại đây.

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Hồ Văn Trường, một lập trình viên đam mê và đã yêu thích lĩnh vực lập trình. Tôi đã học ít nhất một cái gì đó, tôi nghĩ... 🤷‍♂️ Tôi đã thành thạo những ngôn ngữ lập trình cổ điển như Node.js, React.js và cơ sở dữ liệu MongoDB. Tôi luôn cố gắng áp dụng đam mê của mình để phát triển các sản phẩm với Node.js và sử dụng các thư viện và framework hiện đại của Javascript như React.js. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi tự tin và sẵn lòng đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng các sản phẩm và ứng dụng web. Sự sáng tạo và khao khát học hỏi luôn thúc đẩy tôi tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất của các dự án. Ngoài ra, tôi cũng rất thích làm việc trong môi trường đội nhóm, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau xây dựng những sản phẩm tuyệt vời. Rất mong được hợp tác và gặp gỡ các bạn trong các dự án lập trình thú vị!


Tags: #Hướng dẫn hosting

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ