facebook-pixel

Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủKiến thức SEOHiểu rõ về Google Analytics để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh

Hiểu rõ về Google Analytics để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh

Thứ Ba, 3/7/2023, 4:55:53 PMlike 1262
Gofiber giới thiệu công cụ phân tích website cực hữu ích miễn phí từ Google. Cùng tìm hiểu về Google Analytics qua bài viết bên dưới bạn nhé!  

Sẽ thật thiếu sót nếu người quản trị website lại không thể biết được lượt truy cập trang web cùng các chỉ số liên quan. Ngày nay, dữ liệu đang là nguồn tài nguyên quý giá với các doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị không tìm hiểu và vận dụng các công cụ hỗ trợ đo lường dữ liệu thì không thể nào bứt phá trong kinh doanh. Chính vì thế ta cần đến sự hỗ trợ của các công cụ thống kê, phân tích, chẳng hạn như Google Analytics.

Tổng quan về Google Analytics.
Tổng quan về Google Analytics.

Google Analytics là gì?

Là một người sử dụng web chúng ta cần nắm rõ kiến thức về Google Analytics. 

Analytics trong tiếng Việt nghĩa là phân tích. Nó được hiểu là công cụ theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về lượt truy cập trên website.

Google Analytics ra đời với sứ mệnh giúp các quản trị viên dễ dàng kiểm tra tình trạng web và tìm các phương án cải thiện website.

5 lợi ích của Google Analytics

1. Insights độc đáo chỉ Google mới có thể cung cấp

  • Google Analytics có khả năng cung cấp insights tiềm năng từ dữ liệu thu thập được từ website của bạn.
  • Khách hàng nào có thể mua hàng giá trị cao (đến từ đâu, ở lại trang bao lâu, theo dõi những trang nào).
  • Người dùng nào có khả năng chuyển đổi thành khách hàng.
  • Khách hàng nào đến trang web nhiều lần nhưng chưa quyết định mua (vì sao họ lưỡng lự, làm gì để thu hút họ…).

2. Đồng bộ dữ liệu insights và kết quả thực tế

Sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo trên các trang xã hội và chuyển về website, họ sẽ làm gì tiếp theo và đưa ra giải pháp thôi thúc họ mua hàng/để lại thông tin.

Dùng Google Analytics đồng bộ hiệu quả với các trang xã hội như Facebook, TikTok, YouTube, Google Ads… để lên chiến dịch remarketing tốt hơn. 

3. Bức tranh hoàn thiện của toàn bộ dữ liệu

Google Analytics có khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Số liệu truy cập của người dùng giúp bạn dễ dàng theo dõi, đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp.
  • Kết nối cùng các phần mềm SEO khác, phần mềm kinh doanh mang đến bộ dữ liệu hoàn thiện cho doanh nghiệp kết hợp giữa số liệu kinh doanh và website thực tế. 

4. Đem lại cách sử dụng dữ liệu hiệu quả

Analytics đem lại cách sử dụng dữ liệu hiệu quả với độ bảo mật cao. Bạn có thể truy cập, sử dụng dữ liệu sau:

  • Cài đặt phễu đa kênh
  • Định nghĩa thuộc tính mới  
  • Tích hợp APIs để sử dụng kết hợp dữ liệu từ nguồn khác

5. Khai thác tối đa lợi ích mà dữ liệu đem lại

Analytics có khả năng thu thập dữ liệu của mỗi lượt truy cập như trình duyệt, thời gian, nhân khẩu học…

Bên cạnh đó, công cụ này còn phân tích chi tiết những dữ liệu thô, insights và đề xuất cải thiện website nhằm giúp website bạn tăng traffic, tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, xây dựng kế hoạch Marketing dễ dàng…

Những lợi ích khi sử dụng Google Analytics.
Những lợi ích khi sử dụng Google Analytics.

6 tính năng tuyệt vời của Google Analytics

Với lượt người tìm kiếm thông tin trên Google Chiếm 92,18% toàn thế giới, việc tìm hiểu và thành thạo các công cụ hỗ trợ tuyệt vời từ Google sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra các chiến lược đúng đắn để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng lợi nhuận.

Vì sao tôi nói thế? Cùng tìm hiểu những tính năng “độc quyền” chỉ có tại Google Analytics sau đây:

1. Đa dạng các loại báo cáo

Báo cáo người dùng

Analytics sẽ báo cáo cho bạn các thông tin tổng quát về người truy cập website. Đây là tính năng vô cùng hữu ích trong kinh doanh online vì nó sẽ hỗ trợ bạn trả lời những câu hỏi như: Đối tượng vào trang web bạn là ai? Điểm gì ở web bạn thu hút họ? Họ cần gì khi vào website của bạn? Làm sao để thôi thúc họ mua hàng? Làm sao để giữ chân họ ở lại web lâu hơn?...

  • Đối tượng: Phân tích dữ liệu và báo cáo tổng quan về đối tượng tiềm năng truy cập website. Từ đây, bạn có thể phân các đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ và lên kế hoạch content cũng như chiến lược marketing phù hợp với từng nhóm, mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn.

  • Hoạt động người dùng: Giúp người quản trị biết được tần suất truy cập vào website của người dùng theo tiêu chí nguồn truy cập, thao tác, thời gian…

  • Khám phá người dùng: Google Analytics cho phép bạn tìm hiểu hành vi của người dùng từ đó bạn có thể lên kế hoạch góp phần nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing và tối ưu trải nghiệm người dùng. 

  • Giá trị vòng đời: Đo lường giá trị của người dùng thông qua lượt truy cập. Những người có giá trị vòng đời cao sẽ là khách hàng trung thành của bạn.

Báo cáo hành vi

Tập trung phân tích hành vi của khách hàng truy cập vào website bao gồm lý do người dùng xem bài viết khác cùng chủ đề, họ xem gì trước khi mua, họ so sánh sản phẩm nào…

  • Site Search: cung cấp thông tin về lượt tìm kiếm của khách hàng bằng chức năng tìm kiếm trên website. Từ đó bạn dễ dàng biết được khách hàng cần gì và đáp ứng nhu cầu cho họ.

  • Luồng hành vi: Được thể hiện bằng sơ đồ giúp bạn theo dõi người dùng hoạt động trên website. Qua đó bạn sẽ biết nội dung nào người dùng quan tâm và yếu tố nào cần được cải thiện để thu hút hơn.

  • Site Speed: Cung cấp tốc độ người dùng truy cập vào website từ đó lên biện pháp khắc phục.

Báo cáo thời gian thực

Là báo cáo thời gian hiện tại người dùng đang truy cập vào web, họ truy cập vào web từ đâu hoặc qua từ khóa nào họ biết được trang web mình…

Báo cáo chuyển đổi

Cho phép bạn biết được hiệu quả chiến dịch Marketing và chi tiết thao tác người dùng từ khi nhấp vào quảng cáo đến hiệu quả chuyển đổi.

  • Thương mại điện tử: Phân tích mọi hoạt động trên website

  • Luồng mục tiêu: Giúp bạn biết được hành vi chuyển đổi của người dùng trên website (họ thích những nội dung nào, tỷ lệ thoát là bao nhiêu %...)

  • Phễu đa kênh: Giúp bạn đo lường được hiệu quả của các kênh Marketing cũng như cách chúng tạo ra chuyển đổi trên website.

2. Phân tích dữ liệu thông minh

Cung cấp mọi dữ liệu về tình hình kinh doanh của website bằng giao diện thông minh. Google Analytics có khả năng chia sẻ thông tin, bạn và đồng nghiệp có thể dễ dàng truy cập theo dõi báo cáo giúp quá trình nghiên cứu và phân tích hiệu quả hơn.

3. Cá nhân hóa dữ liệu và giao diện

Cho phép bạn thoải mái tùy chỉnh và sắp xếp giao diện theo ý muốn để có báo cáo phù hợp với doanh nghiệp.  

4. Thu thập và quản lý dữ liệu

Giúp phát triển kinh doanh bằng tính năng tổ chức và quản lý dữ liệu một cách khoa học từ Analytics như quản lý Tag, tích hợp API, cấu hình API, tùy chỉnh biến số, giới hạn quyền truy cập và nhập dữ liệu.

5. Xử lý dữ liệu

Giúp bạn thực hiện chiến dịch Marketing hiệu quả hơn dựa trên dữ liệu thu thập từ website bạn.

Tiềm năng và nguy cơ

  • Tiềm năng: Google Analytics liên tục phân tích insights của các đối thủ cùng lĩnh vực sau đó cung cấp cho bạn insights từng nhóm khách hàng. 
  • Nguy cơ: Bên cạnh tiềm năng phát triển, công cụ này còn báo cáo bạn những lỗi sai gây cản trở hiệu quả chiến dịch, ví dụ: dữ liệu đột ngột dừng lại, mã theo dõi bị cấu hình sai…

Phân tích và dự đoán cơ hội

Google Analytics cung cấp cho bạn cơ sở và thông tin nhằm giúp bạn đoán trước được người dùng và đưa ra hành động đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhân khẩu học của đối tượng tiềm năng

Google Analytics phân tích đối tượng tiềm năng qua sở thích, hành vi, độ tuổi, giới tính…

6. Tích hợp công cụ

Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả phân tích dữ liệu, Google Analytics còn có thể tích hợp với các công cụ khác như Google Ads, Data Studio, Google Search Console. Ngoài ra, nếu bạn đăng ký gói Google Analytics 360, bạn sẽ có tích hợp nâng cao Analytics với Google Cloud, Custom Tables, Google Ad Manager, v.v.

Những chỉ số quan trọng có thể theo dõi bằng GA

Người dùng (User)

Chỉ số cơ bản nhất là người dùng, thể hiện số người truy cập vào trang web trong một khoảng thời gian. Mỗi người dùng sẽ có một mã Client ID riêng. Thuật ngữ Traffic dùng để chỉ số lượng người dùng truy cập vào website.

Để xem đối tượng người dùng bạn chỉ cần vào Đối tượng » Tổng quan » Người dùng.

Cách xem chỉ số người dùng.
Cách xem chỉ số người dùng.

Phiên truy cập (Session)

Phiên truy cập thể hiện chuỗi thao tác của người dùng với website.

Nếu Analytics hiện Phiên trang đơn với thời lượng phiên bằng 0 thì có nghĩa là người dùng đó chỉ vào 1 trang web không có tương tác và thoát ngay sau đó.

Session cho bạn biết tổng số người dùng truy cập và tương tác với website. Nếu một người có nhiều phiên truy cập điều đó có nghĩa họ đã quay lại website nhiều lần. 

Session được tính dựa trên thời gian bắt đầu truy cập và thao tác bất kỳ trên trang web. Những thao tác trên web được tính là phiên chẳng hạn như nhấn sang trang khác cùng website, copy text, phóng to ảnh…

Session kết thúc nếu sau 30 phút người dùng không thực hiện bất kỳ thao tác nào trên website.

Để xem phiên truy cập, bạn bấm vào: Đối tượng » Tổng quan » Số phiên

Cách xem phiên truy cập
Cách xem phiên truy cập

Số lần xem trang (Pageview)

Số lần xem trang (Pageview) là tổng số người dùng truy cập vào trang web (dù người dùng không tương tác gì với website vẫn được tính là 1 lượt xem trang).

Để xem Pageview, bạn vào: Đối tượng » Tổng quan » Số lần xem trang

Cách xem Pageview
Cách xem Pageview

Thời gian trung bình của phiên

Thời gian trung bình của phiên thể hiện thời gian người dùng ở lại trang. Nếu thời gian trung bình của phiên cao chứng tỏ nội dung website bạn cung cấp hữu ích và phù hợp với đối tượng khách hàng.

Cách tính thời gian trung bình của phiên: Tổng thời lượng tất cả các phiên/Tổng số phiên.

Để xem thời gian trung bình của phiên, bạn vào: Đối tượng » Tổng quan » Thời gian trung bình của phiên

Cách xem thời gian trung bình của phiên
Cách xem thời gian trung bình của phiên

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát chỉ số lần người dùng thoát trang mà không có bất kỳ tương tác nào. Tỷ lệ thoát càng cao chứng tỏ website bạn không cung cấp điều người dùng cần. Điều đó khiến cho bộ máy tìm kiếm đánh giá thấp.

Để xem tỷ lệ thoát, bạn vào: Đối tượng » Tổng quan » Tỷ lệ thoát

Cách xem tỷ lệ thoát
Cách xem tỷ lệ thoát

Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Số trang/phiên thể hiện số trang người dùng xem trong một phiên. Nếu người dùng xem trang 1 đến trang 2 rồi quay lại trang 1 vẫn được tính là số trang/phiên bằng 3.

Còn tùy vào đặc thù website mà có mức đánh giá số trang/phiên khác nhau. Thông thường trang quần áo sẽ có số trang/phiên cao hơn so với trang web giới thiệu hay landing page.

Để xem số trang/phiên, bạn vào: Đối tượng » Tổng quan » Số trang/phiên

Cách xem số trang/phiên
Cách xem số trang/phiên

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng số lần đạt mục tiêu/số người truy cập website x 100.

Thuật ngữ chuyển đổi được hiểu là số người dùng vào website và thực hiện đúng mục đích của bạn. 

  • Mua hàng: từ người truy cập thành khách hàng.
  • Để lại thông tin: từ người truy cập thành khách hàng tiềm năng.
  • Tải app: từ người truy cập thành khách hàng/người dùng.

Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà chúng ta chọn đơn vị chuyển đổi phù hợp. Thông thường, 1 chuyển đổi được thể hiện qua:

  • 1 cuộc gọi
  • 1 lần mua hàng
  • 1 lần để lại thông tin
  • 1 lần đăng ký thông tin 
  • 1 lượt tải app

Bạn có thể thiết lập đo lường chuyển đổi tại Quản trị » Mục tiêu

Tỷ lệ chuyển đổi trên Google Analytics
Tỷ lệ chuyển đổi trên Google Analytics

Trên là những tính năng và lợi ích của Google Analytics mà bạn không thể bỏ qua. Ngoài ra, để website tăng trải nghiệm người dùng với tốc độ tải trang cao, bạn có thể tham khảo các gói hosting “khủng” giá rẻ của công ty chúng tôi. Nếu có thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ qua số điện thoại 0989.07.85.07 hoặc email Sales@gofiber.vn để được hỗ trợ ngay lập tức.

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ
Tìm kiếm
Dịch vụ
CSKH