Marketing automation là gì?
Marketing automation là quá trình sử dụng các ứng dụng, phần mềm tự động trong các chiến dịch quảng cáo, marketing, Nhờ vào quy trình “tự động” này mà khách hàng không biết mình làm việc cùng máy móc, về phía doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, công sức hơn để tập trung vào việc kinh doanh, bán hàng.
Tiếp thị tự động dùng để làm gì?
Về cơ bản, marketing automation (tự động hóa quy trình tiếp thị) sẽ giúp người bán hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Nó sẽ hỗ trợ tự động hóa các tác vụ có tính chất lặp đi lặp lại, giảm lỗi của con người trong quá trình thực hiện, từ đó kết quả tiếp thị đạt được tốt hơn rất nhiều.
Nếu như trước đây, khi ta chưa có các công cụ hỗ trợ tiếp thị tự động, con người phải thực hiện những công việc “nhàm chán” trong tiếp thị theo cách thủ công thì nay marketer có thể tập trung vào phát triển chiến lược hơn. Chẳng hạn như đội ngũ marketing có thêm nhiều thời gian để lập kế hoạch cho chiến dịch, thiết kế chiến dịch, phát triển mục tiêu, nghiên cứu, đo lường KPI…
Có một lầm tưởng nhỏ của không ít người là họ cho rằng email marketing chính là marketing automation vì chúng đều cần sự “tự động”. Tuy nhiên, tiếp thị tự động hóa không chỉ đơn giản gói gọn ở email mà còn mở rộng sang nhiều công việc khác.
Ví dụ: Phần mềm tự động hóa tiếp thị có thể thực hiện một số nhiệm vụ như:
-
Tạo khách hàng tiềm năng và “nuôi dưỡng” nhóm khách hàng này.
-
Phân khúc các đối tượng khác nhau và nhắm mục tiêu.
-
Bán thêm và bán chéo.
-
Thực hiện các chương trình giữ chân và khách hàng thân thiết.
-
Phân tích, báo cáo để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và nội dung (chẳng hạn điều chỉnh chủ đề, gửi thời gian thực hiện cho khách hàng).
-
Thử nghiệm A/B để xem các ưu đãi, tiêu đề, hình ảnh có đang ở trong trạng thái tốt nhất không?
Ngoài ra, các phần mềm marketing automation cũng có thể nâng cao dữ liệu và xây dựng hồ sơ khách hàng tốt hơn. Nhờ đó, bạn có thêm thông tin để lên ý tưởng cải thiện trải nghiệm khách hàng (CX).
Lợi ích của marketing automation với doanh nghiệp
Không ít doanh nghiệp phải đối mặt với việc bùng nổ dữ liệu trong quá trình thu thập các khách hàng tiềm năng và gặp khó khăn khi đưa dữ liệu này vào sử dụng. Do đó mà các phần mềm marketing automation được tạo ra nhằm đưa nguồn dữ liệu này hoạt động hợp lý và tiết kiệm thời gian.
Một quy trình tiếp thị tự động làm việc hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
-
Quy trình công việc được cá nhân hóa: doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin đầu vào như khách hàng tìm kiếm gì, tìm kiếm bao nhiêu lần… dành cho nhiều kênh tiếp thị khác nhau và phù hợp theo từng thời điểm bán hàng. Việc lấy khách hàng làm trung tâm khiến họ cảm thấy mình được “chào đón” nồng nhiệt và việc “nuôi dưỡng” khách hàng diễn ra tự nhiên hơn.
-
Đơn giản hóa quy trình tiếp thị: marketing automation đưa toàn bộ đội ngũ doanh nghiệp có sự liên kết với khách hàng hơn. Sự tự động hóa khi tiếp thị giúp quy trình chuyển giao ít phức tạp hơn. Dữ liệu được lưu tự động và công việc nội bộ của nhân viên cũng tiết kiệm hơn, nhân viên có thể ưu tiên làm những công việc khác cần thiết hơn.
6 bước xây dựng hệ thống automation marketing
Vậy làm cách nào để xây dựng hệ thống automation marketing hiệu quả? Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu và nhóm khách hàng lý tưởng nhất. Sau đó, hãy tạo hành trình của khách hàng, hiểu chính xác các số liệu phân tích. Và cuối cùng là phục vụ khách hàng bằng cách mang đến cho họ những trải nghiệm đa kênh tốt nhất. Cụ thể của 6 bước này bao gồm:
#1. Xác định mục tiêu
Việc đặt mục tiêu khách hàng trước khi bắt đầu chiến lược marketing automation cực kỳ quan trọng. Mục tiêu bạn mong muốn cần có tính cụ thể, có thể đo lường được và liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Để xác định mục tiêu, bạn cần thực hiện các bước cơ bản như:
-
Bước 1: kiểm tra loại khách hàng tiềm năng mà bạn đánh giá cao. Ví dụ như nhóm khách hàng có được thông tin doanh nghiệp thông qua Facebook hay website.
-
Bước 2: kiểm tra tiến trình của nhóm khách hàng tiềm năng này, tìm hiểu xem họ đang tăng hay giảm về số lượng.
-
Bước 3: dành thời gian để đưa ra các ý tưởng mới để tăng sự chuyển đổi.
Tiếp theo, sau khi bạn đã lên ý tưởng rồi, hãy xác định các công cụ hỗ trợ để giúp bạn đạt được các “ý tưởng” đã nói ở trên.
#2. Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là cung cấp cho khách hàng sản phẩm/ dịch vụ khiến họ hài lòng và sản phẩm/ dịch vụ đó cũng phải giải quyết được vấn đề của họ. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu mà mình nhắm đến là ai. Khi xác định, bạn cần lưu ý đến các vấn đề như:
-
Các yếu tố nhân khẩu học như: vị trí, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác…
-
Các đặc điểm xã hội: thu nhập, sở thích, hoàn cảnh gia đình…
-
Các kênh truyền thông: mạng xã hội, email, điện thoại…
Nhóm khách hàng mục tiêu cũng là đối tượng doanh nghiệp cần nhắm đến khi thực hiện các chương trình khuyến mãi.
#3. Phác thảo hành trình khách hàng
Một “hành trình khách hàng - Customer Journey” ( tức là mọi trải nghiệm được cá nhân hóa mà khách hàng có được với doanh nghiệp. Khi thực hiện marketing automation, bạn có thể tự tùy chỉnh tương tác dựa vào dữ liệu thu thập được. Hay nói mọi cách đơn giản hơn, tự động hóa tiếp thị giúp bạn đặt thông điệp, nội dung cho từng khách hàng thông qua nhiều kênh tiếp thị, những việc bạn cần làm khi phác thảo hành trình khách hàng bao gồm:
-
Gửi email cho khách hàng: hãy sử dụng họ tên khách hàng trong nội dung email. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng thông tin liên lạc dựa vào các giao dịch mua hàng, sở thích trước đây của khách hàng. Chẳng hạn như gợi ý sàn giao dịch thương mại điện tử, số điện thoại, địa chỉ để khách hàng có thể tùy ý chọn hình thức mua hàng.
-
Phân phối, tích hợp tin nhắn di động với các chiến dịch truyền thông xã hội: hãy gửi những thông tin cần thiết qua tin nhắn, email để tăng tỷ lệ mở, tiếp cận của khách hàng.
-
Tạo quảng cáo và hiển thị chúng vào đúng thời điểm cần thiết: chẳng hạn như bạn tạo các chiến dịch khuyến mãi và thời điểm sale như ngày trùng tháng, cuối tuần, dịp lễ tết… để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
#4. Phân tích hiệu suất
Theo dõi và phân tích hiệu suất là một phần thiết yếu khi bạn thực hiện chiến lược tiếp thị online. Việc phân tích hiệu suất trong một quy trình marketing automation sẽ mang lại những thông tin cần thiết, để bạn có thể đưa ra quyết định tương lai sắp tới có cần thực hiện chiến dịch cũ hay cần đổi mới.
#5. Đưa ra các chiến lược marketing automation
Nếu doanh nghiệp có một nhóm khách hàng nhỏ, bạn có thể tiếp thị theo cách thủ công, nhưng khi doanh nghiệp phát triển, quy trình thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, không phải vị khách hàng nào cũng sẵn sàng chờ đợi câu trả lời từ bạn.
Một trong những cách tốt nhất để phục vụ khách hàng, giải quyết khó khăn vừa nói ở trên là doanh nghiệp tạo một chatbot. Chatbots này sẽ cho phép khách hàng tiếp cận với thương hiệu trong thời gian thực, họ có thể truy cập ngay vào bộ phận chăm sóc khách hàng với thời gian trả lời câu hỏi chỉ vài giây.
Chatbot này thường là một phần mềm tự động trả lời được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo). Người dùng khi trò chuyện với chatbot sẽ giống như trò chuyện với người thật. Vì vậy mà khách hàng sẽ có cảm giác mình được chăm sóc 24/24.
#6. Tạo trải nghiệm đa kênh
Tự động hóa tiếp thị đa kênh sẽ giúp bạn tối ưu tất cả các công cụ tiếp thị và thúc đẩy doanh số. Các công cụ tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định cho chiến lược quảng cáo phù hợp hơn, chẳng hạn việc bạn lựa chọn tiếp thị dựa vào B2C hay tiếp thị email. Những dữ liệu từ các kênh quảng cáo khác nhau sẽ cho bạn những con số khách quan hơn.
Ví dụ: bạn muốn tạo sự khác biệt với đối thủ, hãy nghĩ đến việc sử dụng chiến dịch tiếp thị chữ ký email tự động. Khi chữ ký email được đặt ở cuối thư, nó tạo ấn tượng “chuyên nghiệp” hơn cho người đọc.
Một số phần mềm automation marketing tốt nhất hiện nay
Sự phát triển không ngừng của công nghệ giúp các marketer có thêm lựa chọn khi thực hiện automation marketing, nhất là lựa chọn phần mềm, công cụ hỗ trợ. Dưới đây là một vài phần mềm hỗ trợ tiếp thị tự động mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua:
-
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM): phần mềm có khả năng tự động hóa quy trình bán hàng và quản lý dữ liệu khách hàng, đơn đặt hàng và sản phẩm.
-
Tự động hóa bán hàng (SFA): phần mềm tối ưu quy trình, hoạt động kinh doanh của đội ngũ nhân viên theo cách tự động hóa. Phần mềm này có khả năng theo dõi hiệu suất bán hàng, hỗ trợ lịch trình trong ngày, hỗ trợ bán hàng…
-
Ontraport: đây là công cụ marketing automation phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động đơn lẻ. Các tính năng nổi bật của công cụ này có thể kể đến như: làm email marketing, reporting, e-Commerce, báo cáo kết quả của mỗi chiến dịch…
-
SendinBlue: marketing automation tool này có hai tính năng nổi bật, bao gồm reporting và lead scoring. Công cụ này cho phép doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng qua điện thoại hoặc sử dụng đến 300 email mỗi ngày.
Mặc dù thị trường có vô vàn phần mềm, công cụ marketing automation nhưng trên đây là 4 lựa chọn phù hợp nhất nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn tối ưu hóa công việc marketing.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 48% nhà tiếp thị có sử dụng ít nhất một công cụ tự động hóa tiếp thị. Chính vì thế mà việc tìm hiểu marketing automation là gì cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, tối ưu công việc và tăng hiệu quả quảng cáo. Hy vọng với những hướng dẫn ở trên, bạn có thể bắt đầu tự xây dựng quy trình, hệ thống tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm: Catalog marketing và 5 yếu tố để chiến dịch catalog đạt hiệu quả