UTM Tracking có vai trò quan trọng trong việc đo lường và theo dõi một chiến dịch quảng cáo, Marketing online. Khi lên các chiến dịch quảng cáo đây là mã cần gắn để đo lường và đánh giá hiệu quả.
Giới thiệu về UTM tracking
UTM tracking có thể coi là một phương tiện có khả năng hỗ trợ người dùng đo lường lượng truy cập website từ đa kênh để về khi bạn đang xây dựng thương hiệu cá nhân. Bất kỳ một ai tham gia vào chiến dịch Marketing Online trên một hoặc nhiều trang mạng xã hội đều cần sử dụng đến UTM Tracking. Vậy UTM là gì?
UTM tracking là gì?
Tracking UTM là gì? - Thực tế, UTM tracking là một phương pháp sử dụng các tham số UTM (Urchin Tracking Module - một dãy code thường được thêm vào trong đường dẫn URL) nhằm để bổ sung các thông tin cần thiết cho đường dẫn. Bên cạnh đó, UTM tracking cũng giúp người dùng theo dõi lượng truy cập và tính hiệu của quả một chiến dịch marketing.
Ý nghĩa của UTM tracking
UTM tracking có khả năng giúp các nhà quảng cáo, nhà tiếp thị và chủ sở hữu website nắm bắt thông tin quan trọng về nguồn gốc lưu lượng, hiệu quả chiến dịch và tăng cường sự tương tác với khách hàng.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nếu như thông thường phải bỏ một khoản chi phí lớn cho các kênh Marketing Online như Facebook, TikTok, Instagram hay Google Ads thì sẽ rất mất thời gian. Bạn sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực cho việc hoạt động mọi kênh cùng lúc. Thậm chí là đôi khi bạn cũng không biết kênh nào mang lại nguồn Traffic website cho mình tốt nhất. Lúc này, UTM tracking sẽ giúp bạn lựa chọn, đưa ra các thông số để bạn có cái nhìn khái quát hơn trước khi chọn một kênh marketing online cho mình.
Các thành phần của mã UTM
Vậy những thành phần của mã UTM là gì? Thực ra, UTM chỉ có 5 thành tố trong 1 đoạn code mà thôi. 5 thành tố này bao gồm:
A. Source (Nguồn) - Xác định nguồn truy cập gửi lưu lượng đến trang web
Thành tố UTM Source (Nguồn) giúp chúng ta nhập địa chỉ trang web. Từ đó, lượt truy cập của người dùng sẽ chay sang trang của mình. utm_source cũng để xác định công cụ tìm kiếm, các ấn phẩm hay nguồn như Facebooke, Tiktok hay Google.
Ví dụ: utm_source = Google
- Facebook = từ Facebook.
- Tiktok = từ Tiktok
- Youtube = từ Youtube
- <tên của website> = từ của website nhất định nào đó (chẳng hạn như Gofiber = từ Gofiber.vn).
- Email = từ email (newsletter)
- Affiliate_tên nguồn cộng tác = Tên nguồn cộng tác (vd: Gofiber)
B. Medium (Phương tiện) - Định rõ các phương tiện truyền thông được sử dụng để quảng cáo
Việc chúng ta khai náo medium (phương tiện) sẽ giúp người dùng biết được traffic đến bằng cách nào thông qua source đó. Nhờ đó, utm_medium dùng để xác định các phương tiện như banner, email hay giá của mỗi lần người xem nhấp chuột (CPC).
Ví dụ: utm_medium = display
- Display = Display banner.
- Article = PR Articles.
- CPA = mua quảng cáo - trả tiền cho người dùng khi họ thực hiện hành vi chuyển đổi quảng cáo (Facebook Ads hay Google Adwords...).
- SMS = truy cập đường link dựa vào tin nhắn quảng cáo.
- fb_fan = Facebook Fanpage / Community.
- CPC = mua quảng cáo - khi người dùng nhấn click vào quảng cáo đó (Facebook Ads hay Google Adwords...).
- CPE = mua quảng cáo - trả tiền khi một người dùng có tương tác với quảng cáo đó (Facebook Ad...).
C. Campaign (Chiến dịch) - Xác định tên hoặc mã định danh cho chiến dịch cụ thể
UTM Campaign là chiến dịch mà người dùng triển khai sử dụng đường URL Campaign. Việc làm này sẽ giúp bạn phân biệt được tính hiệu quả của chiến dịch. Nếu như bạn triển khai cùng lúc nhiều chiến dịch thì campaign sẽ phụ thuộc vào bạn. Nó cũng có tính dễ nhớ và dễ quản lý.
Utm_campaign thường dùng để xác định chiến dịch chiến lược như thế nào. Hoặc dùng nó để phân tích từ khóa, mã khuyến mãi, khẩu hiệu, tên chiến dịch... cho sản phẩm. Một gợi ý nhỏ là bạn nên dùng cú pháp [Tên chiến dịch]_[Thời gian bắt đầu].
Ví dụ:
- utm_campaign = PediaPlus.
- utm_campaign = fall_sale.
D. Term (Thuật ngữ) - Được sử dụng để theo dõi các thuật ngữ quảng cáo cụ thể (tùy chọn)
UTM Term thường sử dụng chủ yếu trong Adword hay những loại hình quảng cáo có tìm kiếm từ khóa. Với hình thức này, chúng ta phải khai báo dựa theo từ khóa và về sau, thông qua việc phân tích từ khóa sẽ mang lại nhiều chuyển đổi thành công.
UTM_term cũng dùng để xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền. nếu bạn gắn thẻ chiến dịch có từ khóa phải trả tiền theo cách thủ công thì ứng dụng UTm term sẽ giúp chỉ định từ khóa hiệu quả hơn.
Ví dụ:
- utm_term = shoes.
- utm_term = lipstick.
>> Xem thêm: Regex là gì? Kiến thức về regex mọi lập trình viên nên biết
E. Content (Nội dung) - Được sử dụng để phân biệt các nội dung quảng cáo (tùy chọn)
Tên loại content bạn dùng có thể chia theo chủ đề để từ đó, bạn sẽ biết chủ đề nào có tính thu hút nhiều người click nhất. Vì thế, UTM Content cũng dùng để thử nghiệm A / B, quảng cáo để nhắm mục tiêu theo nội dung. Hay bạn cũng có thể phân biệt loại nội dung quảng cáo, liên kết trỏ đến cùng URL.
Ví dụ: có 2 liên kết kêu gọi hành động trong cùng một thông báo email thì lúc này, bạn dùng utm_content và đặt giá trị khác nhau cho liên kết. Cách làm này giúp bạn biết được phiên bản nào có tính hiệu quả, thu hút người xem hơn.
- utm_content = textlink.
- utm_content = logolink.
Cách tạo mã UTM để theo dõi chiến dịch
Vậy có cách nào để tạo mã UTM khi theo dõi chiến dịch không? Thực tế, việc tạo mã UTM không quá khó khăn, bạn chỉ cần theo dõi phần hướng dẫn sau:
A. Xác định các tham số UTM cần thiết
Source, Medium và Campaign là những tham số bắt buộc, trong khi Term và Content là tùy chọn và có thể được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Với utm_source, giá trị này phải là tên của nền tảng hay công cụ được dùng để tạo ra phương tiện. Các giá trị của source rất cần thiết và nếu có, utm_source sẽ được ưu tiên hơn HTTP referrer. Chỉ trường hợp không có utm_source thì tên miền cao cấp nhất HTTP referrer sẽ được coi là nguồn. Còn nếu cả HTTP referrer cũng không có thì nguồn phiên sẽ được báo cáo là Direct.
UTM Medium nhằm xác định lưu lượng, nó cho Google Analytics biết được ai đã đến website của bạn thông qua email, các phương tiện truyền thông khác. Còn UTM Camaign sẽ có 2 cách tiếp cận, bao gồm cách tiếp cận chiến thuật và cách tiếp cận chiến lược.
B. Sử dụng trình tạo mã UTM
Sử dụng trình tạo mã UTM trực tuyến hoặc công cụ phân tích web để tạo mã UTM dựa trên các thông tin đã xác định. Thông thường, việc tạo mã UTM tracking sẽ dùng công cụ Campaign URL Builder là chủ yếu (hoặc dùng UTM traking thủ công).
Với việc tạo mã UTM tracking bằng Campaign URL Builder thì bạn cần truy cập vào website này. Sau khi vào link trên, bạn điền tất cả các trường được đánh dấu (*) và URL của chiến dịch sẽ được tạo ra cho bạn. Hãy lưu ý các tham số UTM cần thiết đã nói ở trên.
Bên cạnh đó, khi điền, bạn không được dùng dấu cách hay dấu gạch nối lúc đặt các thông số. Thay vào đó, bạn chỉ dùng được dấu gạch dưới để phân biệt URL của website. Các thông số của URL tracking có sự phân biệt về ký tự in hoa hay in thường nên cũng cần được chú ý để tránh bị nhầm lẫn.
C. Áp dụng mã UTM vào URL
Ghép mã UTM vào URL của liên kết hoặc quảng cáo để theo dõi thông tin chiến dịch. Bạn có thể thu thập các thông tin của chiến dịch quảng cáo đó và cả kết quả của sự hiệu quả của các chiến dịch đó. Hay cả thông tin về việc chiến dịch đó hoạt động hiệu quả hơn ở vị trí nào.
D. Theo dõi và phân tích kết quả
Sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics để theo dõi và phân tích hiệu quả của chiến dịch dựa trên các tham số UTM. Với Google Analytics, quản trị viên có thể quản lý trình trạng của website mình.
Các thông số từ Google Analytics có thể cho bạn như: người dùng, phiên truy cập, số lần xem trang, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình, tỷ lệ chuyển đổi, số trang, số phiên... Những thông số này hỗ trợ bạn đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và đưa ra giải pháp phù hợp cho tương lai.
Ví dụ về tạo mã UTM từ hai bài viết đã đề cập
Dưới đây là một số ví dụ về mã tạo UTM từ hai bài viết đã đề cập.
Bài viết 1 - "10 cách tối ưu hóa chiến dịch email marketing"
1. Source: newsletter
2. Medium: email
3. Campaign: optimization_tips
4. URL sau khi áp dụng mã UTM: www.example.com/?utm_source=newsletter&utm_medium=email&utm_campaign=optimization_tips
Bài viết 2 - "Top 5 xu hướng Digital Marketing năm 2023"
1. Source: blog
2. Medium: social_media
3. Campaign: marketing_trends
4. URL sau khi áp dụng mã UTM: www.example.com/?utm_source=blog&utm_medium=social_media&utm_campaign=marketing_trends
>> Xem thêm: Java là gì? Ngôn ngữ lập trình bất kỳ lập trình viên nào cũng nên học
Kết luận
UTM tracking là một phương pháp quan trọng trong digital marketing để theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch. Bằng cách tạo mã UTM và áp dụng vào URL, người tiếp thị có thể thu thập thông tin quan trọng và tối ưu hóa chiến dịch của mình.