facebook-pixel

Kết quả tìm kiếm

Xem tất cả 0 kết quả
ĐANG TÌM KIẾM...
Trang chủWordpressPingback là gì? Cách sử dụng pingback có thể bạn chưa biết

Pingback là gì? Cách sử dụng pingback có thể bạn chưa biết

Thứ Sáu, 5/26/2023, 3:50:31 PMlike 717
Pingback là gì? Pingback là chức năng thông báo từ phần comment của WordPress và có trong hầu hết website. Là một quản trị viên trang web, bạn chắc hẳn phải nắm rõ khái niệm Pingback để quản lý website hiệu quả. Dưới đây là các kiến thức xoay quanh cách sử dụng về pingback từ Gofiber. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Pingback là gì?

Nếu bạn có sử dụng nền tảng WordPress để tạo website, chắc hẳn bạn đang khá thắc mắc về Pingback là gì cũng như những tính năng của nó. Dưới đây là khái niệm về Pingback.

Khái niệm về pingback

Pingback là gì? Pingback được xem là tính năng cung cấp cho quản trị viên về thông báo ai đó có liên kết với bài đăng của bạn trên trang web dưới dạng nhận xét (comment). Quản trị viên có quyền chấp nhận hoặc không với liên kết trên bài viết đó.

Chức năng của pingback hiện được dùng trên hầu hết các mã nguồn CMS như Joomla, Drupal và phổ biến nhất là WordPress. Đây cũng là một trong 4 lickback được dùng để thông báo những liên kết mới đến trang.

Ví dụ: ban đang xem một bài viết từ trang Gofiber. Bạn viết bài cùng chủ đề với trang trên và liên kết bài viết của mình với trang Gofiber. Lúc này, pingback sẽ báo đến trang Gofiber, trang này sẽ xem mức độ liên kết và phù hợp. Nếu như chấp nhận, Gofiber sẽ hiển thị pickback của bạn ở dưới phần nhận xét của bài viết.

Pingback là gì?
Pingback là gì?

>>Xem thêm: Wordpress htaccess: Khái niệm, cách dùng và cách chỉnh sửa

Ưu nhược điểm của pingback

Những ưu nhược điểm của Pingback là gì? Dù pingback có nhiều công dụng với quản trị viên nhưng không phải website nào cũng hiện pingback. Dưới đây là các ưu nhược điểm về pingback mà bạn nên biết:

Ưu điểm:

  • Pingback có khả năng tăng backlink đến trang riêng và tăng lượng truy cập, cải thiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
  • Giới thiệu nội dung khác hữu ích hơn cho người đọc.
  • Kết nối những trang liên quan với nhau và khuyến khích chia sẻ nội dung và quảng bá cho họ.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ nhiều pingbacks giả và độc hại.
  • Nếu có liên kết đến một bài đăng hay trang khác trên trang của quản trị viên, pingback sẽ gửi thông báo. Việc này có thể gây phiền phức, spam nội dung.
    Ưu nhược điểm khi dùng pingback trên WordPress
    Ưu nhược điểm khi dùng pingback trên WordPress

Cách hoạt động của pingback là gì?

Khi bạn đặt link liên kết bài viết của bên thứ 2 cho bài viết của mình, pingback sẽ được tự động gửi đi từ WordPress. Cụ thể như sau:

Trình tự hoạt động của pingback

Vậy cách hoạt động của pingback như thế nào? Về cơ bản, pingback hoạt động hoàn toàn tự động và có trình tự. Để bạn dễ hình dung, pingback sẽ bắt đầu hoạt động thông qua các bước như sau:

  1. viết một nội dung và đăng trên trang web nào đó, A đặt link liên kết đến bài viết của website bên B.
  2. xuất bản bài viết với đường link liên kết đến bên website của bên B.
  3. WordPress gửi pingback đến website của bên B.
  4. Phần bình luận của bên xuất hiện pingback với bài viết liên kết.
  5. có quyền cho phép (hoặc không) pingback hiện lên tự động hoặc không.
Pingback có cách hoạt động tự động, không cần đến thao tác thủ công
Pingback có cách hoạt động tự động, không cần đến thao tác thủ công

>> Xem thêm: ‌Wireshark là gì? Cách cài đặt và sử dụng wireshark

Ứng dụng pingback có sẵn từ nền tảng WordPress, vì thế nếu bạn muốn thao tác tương tự với nền tảng khác như Blogger thì hãy dùng trackback thay thế. Trackback cũng là một trong 4 loại linkback như pingback. Cách hoạt động của nó như sau:

  1. viết một bài viết và muốn gắn link từ bài viết của bên B (Blogger).
  2. phải truy cập vào bài viết của bên và tìm đường dẫn trackback URL nằm trong phần bình luận.
  3. copy đoạn URL đó và chèn vào bài viết ở WordPress của mình.
  4. xuất bản bài viết trên trang cá nhân và kích hoạt pingback xuất hiện trên bài của bên B.

Pingback và trackback giống nhau, chỉ khác về cách hiển thị của trackback gồm đoạn trích ở nội dung chính. Người dùng phải dùng URL riêng dành cho trackback chứ không phải URL từ thanh địa chỉ như pingback.

Quá trình hoạt động của Pingback và Trackback
Quá trình hoạt động của Pingback và Trackback

Vì sao nên dùng pingback

Pingback chính xác là một công cụ tuyệt vời để xây dựng liên kết. Thông qua pingback, trang web của bạn được đánh giá là có giá trị cho người xem hiệu quả hơn. Khi một người nào đó theo dõi bài viết của bạn, pingback sẽ là điểm cộng lớn về tính uy tín về nội dung cho người đọc. Từ đó, lưu lượng truy cập thông qua liên kết gia tăng, thứ hạng SEO của website cũng được cải thiện.

Bên cạnh đó pingback sẽ là công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực để phát triển website. Người đọc có xu hướng tăng click vào link trong pingback. Kết quả là bài viết tăng thêm nhiều traffic mới. Tất nhiên, việc bình luận tự động nhằm tăng tương tác hoàn toàn không phải spam. Việc tự động xác nhận khiến việc giả mạc pingback khó hơn nhiều so với trước đây.

>>Xem thêm: Traffic website và các cách tăng traffic website hiệu quả nhất hiện nay

Khi nào cần tắt pingback và cách tắt thông báo pingback là gì?

Khi có một blogger khác gửi pingback đến website người dùng thì sẽ có thông báo được gửi từ WordPress. Vì đó mà không ít người cảm thấy pingback trở nên phiền phức, spam bài viết của mình. Nếu bạn cảm thấy pingback không cần thiết thì có thể thực hiện một số thao tác để tắt chúng đi.

Cách tắt pingback cũng khá đơn, trước hết người dùng cần di chuyển đến mục Discussion Settings > Comment Moderation > Moderation queue.

Trong mục Moderation queue, bạn có thể kích hoạt hay vô hiệu các pingback nào được gửi đến. Nếu như người dùng cho phép, việc gửi pingback từ blogger khác sẽ tự động được chấp nhận từ lần gửi tiếp theo.

Làm cách nào để tắt pingback nếu bạn cảm thấy nó quá phiền phức?
Làm cách nào để tắt pingback nếu bạn cảm thấy nó quá phiền phức?

Hướng dẫn sử dụng một số chức năng pingback

Để sử dụng chức năng pingback hiệu quả. Bạn hãy cùng Gofiber tìm hiểu phần dưới đây:

Cách cấu hình pingback cho WordPress

Kích hoạt pingback từ WordPress

Nếu pingback trong WordPress của bạn vì một nguyên nhân nào đó mà bị tắt đi, bạn muốn kích hoạt thì phải làm thế nào? Cách mở pingback là gì? Rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: đăng nhập vào WordPress dưới quyền quản trị viên.
  • Bước 2: nhìn vào thanh dashboard ở phía bên trái, bạn chọn vào Settings > Discussion.
  • Bước 3: đánh dấu tích vào mục Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks).
  • Bước 4: kích hoạt pingback và lưu phần vừa thay đổi.
    Các bước để kích hoạt pingback WordPress
    Các bước để kích hoạt pingback WordPress

Vô hiệu hóa Self-Pingback như thế nào?

Nếu như người dùng gắn liên kết với chính bài viết trên website của mình thì đó gọi là Self Pingback. Trường hợp bạn thường xuyên pingback bài viết trên trang thì chấp nhận liên tục pingback sẽ gây khó chịu và cũng tốn thời gian. Để khắc phục hiện tượng này, bạn cũng có thể vô hiệu hóa tính năng Self Pingback, chèn code hay tắt tính năng ở trên thanh công cụ.

Vô hiệu bằng plugin

Một trong những cách vô hiệu hóa Self Pingback hiệu quả nhất là dùng Plugin. Quản trị viên có thể cài đặt và dùng 2 Plugin gồm No Seft Pings và Disabler Plugin. Cách dùng 2 tính năng này như sau:

Dùng đến No Self Pings Plugin

Quản trị viên tải và cài đặt Plugin No Self Plugin (Plugin này không có các cài đặt để bạn thiết lập hay làm việc trong hộp thoại). Sau khi bạn kích hoạt Plugin thì tính năng Self Pingback sẽ tự động tắt mà không cần dùng thao tác thủ công khác.

Tuy nhiên, có một số trường hợp Plugin cũ sẽ khiến việc vô hiệu hóa Self Plugin sẽ không thể thực hiện được. Với ứng dụng No Self Pings Plugin, người dùng có thể tải và cho hoạt động ở những phiên bản WordPress mới nhất hiện nay.

Sử dụng No Self Ping để vô hiệu
Sử dụng No Self Ping để vô hiệu

 

Dùng đến Disabler Plugin

Người dùng sau khi cài đặt và kích hoạt Disabler Plugin thì hãy thực hiện các thao tác thiết lập của Plugin tiếp để vô hiệu hóa Self Pingback như sau:

  • Bước 1: vào mục Settings và di chuyển đến Disabler để thiết lập Plugin.
  • Bước 2: sau khi bạn đã cài đặt thành công vào gói Hosting WordPress của website thì bạn sẽ thấy phần Plugin cho phép vô hiệu hóa một vài tính năng của Hosting WordPress.
  • Bước 3: di chuyển đến phần Back End Settings và chọn vào ô Disable Self Pings.
  • Bước 4: chọn vào nút Lưu để lưu các thay đổi mà bạn vừa mới chỉnh sửa.

Tắt Self Pings

Bạn cũng có thể vô hiệu hóa Self Pingback trên WordPress mà hoàn toàn không dùng đến Plugin. Để tắt được nó, bạn chỉ cần thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: vào mục Settings và vào tiếp chuyên mục Discussion.
  • Bước 2: bạn nhìn vào phần Default post settings, hãy nhấn bỏ chọn ô trống của mục Attempt to notify any blogs linked to from the Post.
  • Bước 3: chọn vào nút Save Changes và lưu tất cả các thiết lập đã được thay đổi.
    Sử dụng Pingback Globally để tắt Self Pings
    Sử dụng Pingback Globally để tắt Self Pings

Chèn mã code

Ngoài cách tắt Self Pings ở trên, người dùng cũng có thể vô hiệu hóa Self Pingback bằng cách thêm những đoạn code vào tập tin giao diện nằm trong WordPress. Cách chèn mã code không quá phức tạp. Bạn chỉ cần chép mã code sau và dán vào vùng tập tin Functions.php ở Theme đang dùng (hay một site - specific plugin).

Mã code cần chèn như sau:

function no_Self_ping( &$links ) {

$home = get_option( ‘home’ );

foreach ( $links as $l => $link )

if ( 0 === strpos( $link, $home ) )

unset($links[$l]);

}

add_action( ‘pre_ping’, ‘no_Self_ping’ );

>>Xem thêm: Tổng hợp các Plugin thiết kế giao diện WordPress tốt nhất 2023

Gofiber hy vọng những thông tin trên đây về Pingback là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và có thêm kiến thức để quản lý website hiệu quả nhất. Những kiến thức này chỉ chiếm một phần nhỏ về Pingback, nếu bạn cảm thấy viện quản lý website khó khăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ thường xuyên túc trực 24/24 để hỗ trợ ngay cho bạn.

5/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.


Tags: #Hướng dẫn Cơ sở dữ liệu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xem nhiều nhất

thuê VPS giá rẻ
Tìm kiếm
Dịch vụ
CSKH